Soạn giáo án toán 2 cánh diều Bài 66: Thực hành lắp ghép - xếp hình khối (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 2 Bài 66: Thực hành lắp ghép - xếp hình khối (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 66: THỰC HÀNH LẮP GHÉP – XẾP HÌNH KHỐI (2 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Thực hành lắp ghép, xếp hình khối

- Phát triển các NL toán học.

  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Năng lực riêng:

  • Thông qua việc quan sát, nhận dạng khối hình, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoa toán học.
  • Thông qua việc lắp ghép tạo hình mới từ các khối hình đã học, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
  • Thông qua việc lắp trình bày ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời về các hình khối đã học, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
  • Phát triển tư duy toán cho học sinh
  1. CHUẨN BỊ
  2. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
  3. Giáo viên:

- Một số đồ vật thật, vỏ hộp, có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật. khối trụ và khối cầu

- Một số khối lập phương, khỏi hộp chữ nhật, khối trụ và khối cầu bằng gỗ hoặc bằng nhựa

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm, HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bản. Cùng nhau xếp riêng các đồ vật ra thành từng loại khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ với khối cầu. Các bạn trong nhóm cầm đồ vật, chia sẻ hiểu biết về hình dạng của đổ vật đó. Chẳng hạn: Hộp bánh có dạng khối hộp chữ nhật; Quả bóng có dạng khối cầu

C. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thực hành lắp ghép, xếp hình khối

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 1: Hình dưới đây có bao nhiêu khối lập phương? Khối hộp chữ nhật Khối trụ? Khối cầu

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp

- Yêu cầu HS xem tranh và đếm có bao nhiêu khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ và khối cầu.

- HS chia sẻ với bạn và cùng nhau đếm để kiểm tra kết quả.

Bài tập 2:

a) Xem hình rồi trả lời các câu hỏi:

- Ở bên trái của khối cầu là khối gì?

- Ở bên phải của khối cầu là những khối gì?

- Khối nào ở giữa khối lập phương và khối hộp chữ nhật

b) Lấy các khối hình trong bộ dồ dùng xếp theo thứ tự trên

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát các hình và thực hiện theo nhóm:

a) HS xem hình rồi cùng bạn đặt và trả lời các câu hỏi như trong SGK. Sau đó, đại diện một hoặc hai nhóm chia sẻ trước lớp. Các bạn dưới lớp đặt thêm các câu hỏi cho nhóm trình bày. Chẳng hạn: Bên phải của khối lập phương là khối gì?

b) HS lấy các khối hình trong bộ đồ dùng ra xếp theo thứ tự như trên. Hai bạn ngồi cạnh nhau kiểm tra xem bạn xếp hình đã đúng thứ tự chưa

Bài tập 3: Trò chơi “Đố bạn tìm hình”

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn tìm hình”

- HS bịt mắt và tìm đúng hình theo yêu cầu của bạn.

- Ai đúng được nhiều hình hơn thì người đó thắng cuộc.

- GV nhận xét, kết luận

Bài tập 4: Sử dụng các khối khối lập phương, Khối hộp chữ nhật, Khối trụ, Khối cầu để xếp hình em thích

- Cá nhân HS suy nghĩ, sử dụng các khối hình đã học (như khối hộp chữ nhật, khối lập phương, khối trụ, khối cầu) để ghép thành các hình như gợi ý hoặc các hình theo ý thích.

- GV yêu cầu HS mời bạn xem hình mới ghép được và nói cho bạn nghe ý tưởng ghép hình của mình.

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.

D. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 5: Dùng các khối sau để xếp hình và xem ai xếp được cao hơn, vững chắc hơn

- GV yêu cầu HS dùng các khối hình như trong SGK thảo luận nhóm để xếp hình, nhóm nào xếp được cao hơn, chắc hơn thì thắng cuộc.

- GV khuyến khích HS chia sẻ ý tưởng xếp hình của mình, lí do nhóm quyết định xếp như vậy để hình cao hơn chắc hơn

Lưu ý: Trong trường hợp không có các khối hình như trong SGK để lắp ghép thì các nhóm sử dụng các khối hình mình mang để xếp, ghép

E. CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài hôm nay, em thích nhất là hoạt động nào?

- Nếu được rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn thì em sẽ làm gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo cặp

+ Có 2 khối cầu

+ Có 4 khối lập phương

+ Có 4 khối hình hộp chữ nhật

+ Có 2 khối trụ

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

a.

- Ở bên trái của khối cầu là khối trụ

- Ở bên phải của khối cầu là những khối: hộp chữ nhật, trụ, lập phương, trụ

- Khối trụ ở giữa khối lập phương và khối hộp chữ nhật

b. HS sắp xếp theo thứ tự các hình trong SGK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi theo GV hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xếp hình tự do theo yêu thích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ cách xếp để các hình cao và vững chắc hơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ suy nghĩ trước lớp

Xem thêm các bài Giáo án Toán 2 cánh diều, hay khác:

Bộ Giáo án Toán 2 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 2.

Lớp 2 | Để học tốt Lớp 2 | Giải bài tập Lớp 2

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 2, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 2 giúp bạn học tốt hơn.