BÀI 76: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- So sánh được các số có ba chữ số.
- Thực hành vận dụng so sánh số trong tình huống thực tiễn.
- Phát triển các NL toán học.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
- Thông qua việc so sánh hai số sử dụng quan hệ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau và các kí hiệu (<, > , =), HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoa toán học, NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.
- Thông qua việc so sánh số HS của các trường tiểu học, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học
- Phẩm chất
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
- CHUẨN BỊ
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
- Giáo viên:
- Tranh khởi động.
- Bảng trăm, chục, đơn vị được kẻ sẵn trên bằng con hoặc bằng phooc để HS có thể viết, xoá nhiều lần.
|
- Bộ thẻ số từ 0 đến 9
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới b. Cách thức tiến hành: - HS chơi trò chơi “Đố bạn” ôn lại cách đọc, viết. - GV yêu cầu HS quan sát tranh khởi động, nhận biết bối cảnh bức tranh. Chia sẻ cặp đôi những thông tin quan sát được. (Theo em, các bạn trong bức tranh đang làm gì? Nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình). - GV gợi ý HS nhận xét đội nào đang nhảy được nhiều lần hơn. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: So sánh được các số có ba chữ số b. Cách tiến hành: Hoạt động 1. So sánh hai số dạng 194 và 215 - HS thực hiện các thao tác + Nhận ra vấn đề: Tìm cách so sánh hai số 194 và 215. + Quan sát từng số, viết số vào bảng trăm, chục, đơn vị:
+ GV hướng dẫn HS các bước so sánh hai số: Trước hết, ta so sánh các số trăm: 1<2 (hay 100<200) Vậy 194 < 215; 215 > 194. + GV nêu thêm một số ví dụ tương tự giúp HS nắm chắc cách so sánh. Hoạt động 2. So sánh hai số dạng 352 và 365 HS thực hiện các thao tác: + Nhận ra vấn đề: Tìm cách so sánh hai số 352 và 365. + Quan sát từng số, viết số vào bàng trăm, chục, đơn vị:
+ GV hướng dẫn HS các bước so sánh hai số: Trước hết, ta so sánh các số trăm: 3 = 3 (hay 300 = 300). Số trăm bằng nhau, ta so sánh tiếp số chục: 5<6 (hay 50 < 60) Vậy 352 < 365; 365 > 352. + GV nêu thêm một số ví dụ tương tự giúp HS nắm chắc cách so sánh. Hoạt động 3. So sánh hai số dạng 899 và 897 HS thực hiện các thao tác: + Nhận ra vấn đề: Tìm cách so sánh hai số 899 và 897. + Quan sát từng số, viết số vào bàng trăm, chục, đơn vị:
+ GV hướng dẫn HS các bước so sánh hai số: Trước hết, ta so sánh các số trăm: 8 = 8 (hay 800 = 800). Số trăm bằng nhau, ta so sánh tiếp số chục: 9 = 9 (hay 90 = 90). Số trăm bằng nhau, số chục bằng nhau, ta so sánh tiếp số đơn vị 9 > 7. Vậy 899 > 897; 897 < 899. + GV nêu một số ví dụ tương tự giúp HS nắm chắc cách so sánh. Hoạt động 4. So sánh hai số dạng 673 và 673 - HS thực hiện các thao tác + Nhân ra vấn đề: Tìm cách so sánh hai số 673 và 673 + Quan sát từng số, viết vào bảng trăm, chục, đơn vị
+ GV hướng dẫn HS nhận xét. Các số trăm bằng nhau, các số chục bằng nhau các số đơn vị bằng nhau. Vậy 673 = 673. - HS tự nêu thêm một số ví dụ về hai số bằng nhau. Hoạt động 5. Củng cố trực tiếp - GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp, viết hai số có ba chữ số bất kì rồi đó bạn so sánh hai số đó. Sử dụng bằng trăm, chục, đơn vị để hỗ trợ C. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. b. Cách thức tiến hành: Bài tập 1: = , < = > - Cá nhân HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dầu (>.<, =) và viết kết qua vào vở - HS đối vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm. GV đặt cấu hỏi để HS giải thích cách so sánh của các em. - GV chốt lại cách so sánh trong từng trường hợp. - GV hướng dẫn HS sử dụng bảng trăm, chục, đơn vị để có điểm tựa tư duy khi thực hiện so sánh hai số có ba chữ số. Bài tập 2: So sánh số học sinh của các trường tiểu học dưới đây: - GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm các thao tác sau: - Thảo luận nhận biết vấn đề: So sánh số lượng HS của ba trường tiểu học Kim Đồng, Thành Công, Quyết Thắng - HS thảo luận cách làm HS có thể nêu ra những cách làm khác nhau theo ý tưởng của nhóm. Chẳng hạn: + So sánh từng cặp hai trường với nhau, + So sanh từng trường với hai trường còn lại + So sánh cả ba trường với nhau. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV khuyến khích HS trình bày rõ cách so sánh của nhóm. Khi chữa bài GV có thể sử dụng bàng trăm, chục, đơn vị để HS dễ so sánh. GV giúp HS nhận ra để so sánh số HS của ba trường tiểu học chúng ta phải so sánh các số: 581; 496, 665. Từ đó giải quyết được vấn đề đặt ra. D. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập b. Cách thức tiến hành: Bài tập 3: Trò chơi “Lập số” - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Lập số” theo cặp + Đặt các thẻ số từ 0 đến 9 (không theo thứ tự) trên mặt bàn + Mỗi bạn nhanh tay rút ba thẻ số, xếp ba thẻ số đó lập thành một số có ba chữ số, rồi so sánh số đó với bạn. Ghi lại kết quả vào nháp hoặc bảng con (Chẳng hạn 123 < 456). + Trò chơi được thực hiện nhiều lần, ai có nhiều lần có số lớn hơn thì thắng cuộc. E. CỦNG CỐ DẶN DÒ - Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? - HS nói cách so sánh trong từng trường hợp và tự lấy ví dụ minh hoạ. |
- Bức tranh miêu tả cảnh các bạn học sinh nhảy dây. Hai bạn nhảy dây và hai bạn đếm. Bạn nam nhảy được 215 cái, bạn nữ nhảy được 194 cái
- HS thực hiện các thao tác theo GV yêu cầu
- GV yêu cầu HS quan sát viết số vào bảng trăm, chục, đơn vị:
- HS thực hiện thêm một số ví dụ khác
- HS thực hiện các thao tác theo GV yêu cầu
- GV yêu cầu HS quan sát viết số vào bảng trăm, chục, đơn vị:
- HS thực hiện thêm một số ví dụ khác
- HS thực hiện các thao tác theo GV yêu cầu
- GV yêu cầu HS quan sát viết số vào bảng trăm, chục, đơn vị:
- HS thực hiện thêm một số ví dụ khác
- HS thực hiện các thao tác theo GV yêu cầu
- GV yêu cầu HS quan sát viết số vào bảng trăm, chục, đơn vị:
- HS thực hiện thêm một số ví dụ khác
- HS Suy nghĩ trả lời: 572 < 577 936 > 836 437 < 473 486 > 468 837 = 837 189 < 286
- HS thảo luận nhận biết vấn đề theo nhóm
- HS đưa về so sánh các số và trả lời câu hỏi: + HS trường Kim Đồng nhiều hơn HS Trường Thành Công 581 > 496 + HS trường Thành Công ít hơn HS trường Quyết Thắng 496 < 605 + HS trường Kim Đồng ít hơn HS trường Quyết Thắng 581 < 605 Vậy HS trường Quyết Thắng > HS trường Kim Đồng > HS Trường Thành Công (Vì 605 > 581 > 496 )
- HS chơi trò chơi “lập số” từ các thẻ số có sẵn
- HS thực hiện nhiều lần và tìm ra người có số lớn nhất
- HS chia sẻ sau tiết học |