BÀI 8: LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 20 (1 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
- Luyện tập về "cộng hai số có tổng là 10" và "10 cộng với một số” trong phạm vi 20, chuẩn bị cho việc học về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20
- Phát triển các NL toán học.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học
- Phẩm chất
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
- CHUẨN BỊ
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
- Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, máy chiếu, giáo án
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới b. Cách thức tiến hành: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”. - Lượt 1: HS nêu một phép cộng trong phạm vi 10 đố bạn thực hiện. VD: 3 + 7 - Lượt 2: HS nêu một phép cộng trong phạm vi 20 đố bạn thực hiện. VD: 10 + 5 C. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS ôn luyện kĩ năng tính “cộng hai số có tổng là 10" và sử dụng Bảng cộng trong phạm vi 10 b. Cách thức tiến hành: Bài tập 1 a) - GV yêu cầu HS thực hiện phép cộng để tìm kết quả của từng phép tính được ghi trên mỗi tấm thẻ - GV cho HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau, đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính. b) - Bài tập giúp HS dựa vào Bảng công trong phạm vi 10 để tìm số thích hợp cho ô [?] - HS chữa bài, GV đặt câu hỏi để HS nhận ra khi thực hiện các phép tính ở câu bị này chính là “làm cho tròn 10", khi nhìn vào một số trong phạm vi 10 chúng ta có thể “làm cho tròn 10” bằng cách dựa vào Bảng cộng. HS tự nêu thêm ví dụ để đối bạn “làm cho tròn 10”. Chẳng hạn: 6 + 1 = 10 ; 5 + ? = 10 - GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm, chuẩn bị sẵn các thẻ phép tính, một bạn lấy ra một thế phép tính để bạn khác nêu kết quả phép tính và ngược lại. Bài tập 2 - GV cho HS tự làm bài 2, thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp. - GV gọi 3 HS lên bảng trình bày, HS dưới lớp làm vào vở - GV nhận xét, cho điểm HS Bài tập 3 - GV hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật tính “cộng hai số có tổng là 10” và “10 cộng với một số” vừa được ôn luyện qua bài 2 để thực hiện tính nhẩm. - HS làm các bài có hai phép cộng liên tiếp thì thực hiện lần lượt từ trái qua phải. Ví dụ: 9 +1 + 4 = 10 + 4 = 14 D. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức giải bài tập b. Cách thức tiến hành: Bài tập 4 - GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nhận dạng bài toán dạng “10 cộng với một số” - GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ nêu cách nhẩm nhanh cho các nhép tính dạng “10 cộng với một số". HS tự nêu thêm ví dụ để nắm chắc cách tính. E. CỦNG CỐ DẶN DÒ - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì - Lấy một ví dụ “làm cho tròn 10” và “10 cộng với một số”. |
- HS thực hiện phép cộng
- Cá nhân HS thực hiện và nói cho bạn nghe cách làm.
- HS chơi theo nhóm
- HS thảo luận, tính ra đáp án
- HS tính tổng các phép tính
- HS thực hiện và nói cho bạn nghe cách làm - HS chữa bài.
- HS chú y lắng nghe |