BÀI 4: ĐỀ-XI-MÉT (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
- Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài, biết đề-xi-mét viết tắt là dm.
- Cảm nhận được độ dài thực tế 1 dm.
- Biết dùng thước đo độ dài với đơn vị đo dm, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về đề-xi-mét, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến đề-xi-mét, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học
- Phẩm chất
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
- CHUẨN BỊ
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
- Giáo viên:
- Thước thẳng, thước dây có vạch chia xăng-ti-mét.
- Một số băng giấy, sợi dây với độ dài xăng-ti-mét định trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới b. Cách thức tiến hành: - HS thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm đo một số bằng giấy được chuẩn bị trước (số đo của các băng giấy là 10 cm, 12 cm, 9 cm). Ghi các số đo lên băng giấy. - GV phát cho mỗi nhóm một sợi dây được chuẩn bị trước (có độ dài khoảng 30 - 50 cm) - GV nhận xét giới thiệu bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài đề-xi-mét b. Cách tiến hành: Hoạt động 1. Giới thiệu dm - GV giới thiệu: Đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài, viết tắt là dm. 1 dm = 10 cm ; 10 cm = 1 dm - Yêu cầu đọc kĩ và giải thích cho bạn nghe nội dung trên. - GV yêu cầu HS giơ sợi dây của nhóm đã đo trong phần khởi động. Hỏi sợi dây dài bao nhiêu đề-xi-mét? Hoạt động 2. Cùng nhau nhắm mắt nghĩ về độ dài 1 dm. Chia sẻ: + Gang tay của em dài hơn hay ngắn hơn 1 dm? + Bút chì của em dài hơn hay ngắn hơn 1 dm? + Hộp bút của em dài khoảng bao nhiêu đề-xi-mét? C. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. b. Cách thức tiến hành: Bài tập 1 * Thực hiện theo cặp - Mỗi cá nhân GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, chọn số đo thích hợp với mỗi đồ vật rồi chia sẻ với bạn cách chọn của mình. - Yêu cầu HS đặt câu hỏi cho in để nói về số đo mỗi đổ vật trong hình vẽ. Bài tập 2 a) GV yêu cầu HS lấy thước, quan sát thước, chỉ cho bạn xem vạch ứng với 1 dm, 2 dm trên thước. b) GV gọi 1 HS trả lời - GV chữa bài: cho HS đến 1 cm, 2 cm... 9 cm, 1 dm... tiếp tục đếm để tìm được vạch chỉ 2 dm. Bài tập 3 - HS đổi các số đo độ dài từ đề-xi-mét sang xăng-ti-mét và ngược lại. - Đổi vở cùng kiểm tra, đánh giá lẫn nhau, nói cho bạn nghe những lưu ý khi thực hiện số đo độ dài từ đề-xi-mét sang xăng-ti-mét và ngược lại. Bài tập 4 - Quan sát mẫu và nói cách thực hiện phép tính có số đo độ dài đề-xi-mét. - Thực hiện phép tính có số đo độ dài đề-xi-mét (theo mẫu). - Đổi vở cùng kiểm tra, đánh giá lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm, rút ra những lưu ý khi thực hiện phép tính với số đo độ dài để-xi-mét. D. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức giải bài tập b. Cách thức tiến hành: Bài tập 5 - GV hướng dẫn HS: Cắt các băng giấy (hoặc sợi dây) có độ dài 1 dm, 2 dm, 3 dm. Dán băng giấy 1 dm vào vở. - Cầm các băng giấy (hoặc sợi dây) đã cắt được nói cho bạn nghe về độ dài của chúng. Chẳng hạn: “Băng giấy này dài 2 dm.” - GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn tổ chức hoạt động sau: Nhóm 1: Kể tên những vật trong thực tế có độ dài 1 dm. Nhóm 2: Kể tên những vật trong thực tế có độ dài 2 dm. Nhóm 3: Kể tên những vật trong thực tế có độ dài 3 dm. Nhóm 4: Kể tên những vật trong thực tế có độ dài 5 dm. Các nhóm thảo luận rồi tổng hợp ý kiến chung của cả nhóm. Chia sẻ trước lớp ý kiến của nhóm mình. E. CỦNG CỐ DẶN DÒ - HS sử dụng kĩ thuật 1 phút để củng cố bài - Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? Để nắm vững kiến thức về đề-xi-mét em nhắc bạn điều gì? + Em muốn tìm hiểu thêm điều gì? - Liên hệ về nhà, em tập ước lượng một số đồ dùng, đồ vật sử dụng đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét, em cũng có thể dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để kiểm tra lại xem mình đã ước lượng đúng chưa |
- Các nhóm thảo luận chọn ra một băng giây để đo độ dài sợi dây sao cho thuận tiện nhất. Giải thích cách chọn của nhóm - HS nhận xét: Dùng băng giấy có số đo 10 cm để đo độ dài sợi dây là thuận tiện và dễ dàng nhất.
- HS cầm băng giấy 10 cm (đã đo ở phần khởi động) đưa cho bạn cùng bàn, nói: “Băng giấy dài một đề-xi-mét”.
- HS trả lời
- HS thực hiện theo cặp
- HS suy nghĩ và trả lời 2 dm = 20 cm.
- HS làm bài tập
- HS thực hiện phép tính theo mẫu
- HS dưới lớp kiểm tra, nhận xét
- HS thực hiện theo GV hướng dẫn
- HS thống nhất y kiến chung của cả nhóm
- HS trả lời, củng cố bài học
- HS chú y GV dặn dò |