BÀI 87: LUYỆN TẬP (1 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Thực hiện được phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 1000 vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản HS biết vận dụng phép trừ để giải quyết vấn đề, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học. NL tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.
- Phẩm chất
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
- CHUẨN BỊ
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
- Giáo viên: SGK Toán 2, SGV Toán 2, máy chiếu (nếu có)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vượt qua thử thách” theo nhóm: - HS nêu tình huống thực tế (đã chuẩn bị ở nhà) liên quan đến phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000. Mời một bạn bất kì trong lớp hoặc trong nhóm thực hiện tính và trả lời câu hỏi đặt ra. - Nhóm nào có nhiều tình huống hay, phép tính đúng thì thắng cuộc. C. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. b. Cách thức tiến hành: Bài tập 1: Tính:
- GV yêu cầu HS tính rồi viết kết quả phép tính. - HS đối vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe, - Nhắc lại quy tắc trừ từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột. Bài tập 2: Đặt tính rồi tính: 492 – 314 451 – 32 237 – 8 873 – 225 734 – 26 425 - 6 - GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính. - HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe - GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS. Bài tập 3: Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính: - Cá nhân HS làm bài 3: Tìm kết quả các phép trừ (HS nên đặt tính ra nháp để tìm kết quả tránh nhầm lẫn). - Chỉ vào từng cặp phép tính, nói cho bạn nghe mỗi chiếc khoá tương ứng với mỗi chìa khoá D. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập b. Cách thức tiến hành: Bài tập 4: Để sửa sang một công viên, người ta đã mua 956 viên gạch xám và gạch đỏ. Biết rằng có 465 viên gạch xám. Hỏi có bao nhiêu viên gạch đỏ? - GV yêu cầu HS đọc bài toán, nhận biết bài toán cho gì, hỏi gì. - HS thảo luận tìm phép tính để giải quyết bài toán, nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình. - HS trình bày bài giải. - Kiểm tra lại các bước thực hiện. - Liên hệ thực tế với những tình huống liên quan đến phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000 trong cuộc sống. E. CỦNG CỐ DẶN DÒ - Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày |
- HS chơi trò chơi “Vượt qua thử thách” theo nhóm
- HS tính:
- HS đặt tính rồi tính:
- Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính: 384 – 126 = 258 735 – 29 = 706 862 – 4 = 858 934 – 44 = 890
Bài giải: Số viên gạch đỏ là: 956 – 465 = 491 (viên gạch) Đáp số: 491 viên gạch đỏ
- HS liên hệ |