BÀI 47: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 20 (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau
- Luyện tập tổng hợp về cộng, trừ trong phạm vi 20
- Phát triển các NL toán học.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
- Thông qua việc quan sát, tính toán, nêu cách tính, sắp xếp các kết quả, thực hành tính cộng, trừ, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.
- Thông qua việc phân tích tình huống thực tiễn, xác định dạng bài toán, phép tỉnh cần thực hiện, trình bày bài giải, trả lời cho câu hỏi của tình huống. HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hoa toán học.
- Phẩm chất
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
- CHUẨN BỊ
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
- Giáo viên: Các thẻ số và thẻ phép tính để HS thực hiện bài tập 2, bảng phụ cho bài tập 4.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới b. Cách thức tiến hành: - GV kiểm tra sĩ số lớp - HS ôn tập lại về cách cộng, trừ các số trong phạm vi 20 - GV dẫn dăt vào bài mới C. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. b. Cách thức tiến hành: Bài tập 1 - GV yêu cầu HS quan sát các phép tính, thực hành tính nhẩm - GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện", lưu ý cho HS nhắc lại được cách tính nhẩm của mình Bài tập 2 - GV yêu cầu HS quan sát các phép tính và các kết quả. - HS chơi trò chơi “Tìm về đúng nhà” để thực hiện bài tập này. Bài tập 3 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, thực hành tính rồi so sánh các kết quả. - HS chia sẻ cách thực hiện của nhóm mình Bài tập 4 a) GV yêu cầu HS thực hành tính và ghi kết quả trên bảng phụ. b) HS ghi các chữ cái tương ứng với các kết quả vào các ở trong tương ứng để tạo ra tên của con vật trên bảng phụ. D. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập b. Cách thức tiến hành: Bài tập 5 a) GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gi - GV yêu cầu HS xác định bài toán thuộc dạng về ít hơn hay nhiều hơn - HS suy nghĩ xác định phép tính để trả lời cho câu hỏi của bài toán đặt ra. - HS trình bày được bài giải cho bài toán. b) GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì - GV yêu cầu HS xác định bài toán thuộc dạng về nhiều hơn hay ít hơn - GV yêu cầu HS suy nghĩ xác định phép tính để trả lời cho câu hỏi của bài toán đặt ra. - HS trình bày được bài giải cho bài toán. E. CỦNG CỐ DẶN DÒ |
- HS ôn tập và vào bài học
- HS thực hiện các phép tính
- HS tính các phép tính ở ô gà con sau đó so sánh và nối với ô gà mẹ
- HS tính theo nhóm
- HS tính và ghi kết quả lên bảng phụ - Tên con vật: SAO LA
- HS xác định bài toán thuộc dạng về ít hơn.
- Bài toán thuộc dạng về nhiều hơn |