Soạn giáo án toán 2 cánh diều Bài 83: Ki-lô-mét (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 2 Bài 83: Ki-lô-mét (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 83: KI-LÔ-MÉT (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài, ki-lô-mét viết tắt là km. Biết được quan hệ giữa ki-lô-mét với các đơn vị đo độ dài đã học.

- Thực hiện được các phép tính với đơn vị mét và vận dụng giải quyết vấn đề thực tế.

- Biết ước lượng độ dài với đơn vị đo ki-lô-mét trong một số trường hợp đơn giản. Phát triển các NL toán học

  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Năng lực riêng:

  • Thông qua các hoạt động quan sát, so sánh, trao đổi, nhận xét, ước lượng sử dụng đơn vị đo ki-lô-mét trong bối cảnh thực tiễn, HS có cơ hội được phát triển N giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học. Kích thích trí tò mò của HS về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác, cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
  • Phát triển tư duy toán cho học sinh
  1. CHUẨN BỊ
  2. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
  3. Giáo viên: Một số tình huống thực tế có sử dụng đơn vị đo độ dài km.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới

b. Cách thức tiến hành:

1. Kể tên các đơn vị đo độ dài đã học. Viết đơn vị đo độ dải thích hợp váo chỗ chấm:

a) Bút chì dài 15…

b) Bàn học cao khoảng 8…

c) Chiều dài lớp học khoảng 12 ...

d) Quãng đường từ Hà Nội đi Hải Phòng dài khoảng 90 ...

Từ đó, GV giới thiệu đơn vị đo độ dài mới.

2. GV yêu cầu HS quan sát tranh nói cho bạn nghe những thông tin biết được liên quan đến bức tranh. GV đặt vấn đề: Các em đã bao giờ nghe nói đến đơn vị đo độ dài ki-lô-mét chưa? Hãy chia sẻ với bạn những thông tin em biết.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Biết ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài, ki-lô-mét viết tắt là km. Biết được quan hệ giữa ki-lô-mét với các đơn vị đo độ dài đã học.

b. Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Nhận biết đơn vị đo độ dài ki-lô-mét

Để đo những độ dài tương đối lớn như độ dài đường bộ, đường sắt, chiều dài con sông... người ta thường sử dụng đơn vị đo độ dài ki-lô-mét.

- GV giới thiệu: Ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, viết tắt là km.

1 km = 1000 m

- GV yêu cầu HS đọc và ghi vào vở.

Hoạt động 2. Tổ chức hoạt động giúp HS cảm nhận được độ dài 1 km trong thực tế cuộc sống GV lấy một vị trí có khoảng cách từ trường học đến vị trí đó là 1 km để giải thích cho HS cảm nhận được độ dài 1 km.

C. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 1: Chọn số đo độ dài thích hợp:

a. Cầu Nhật Tân dài khoảng:

A. 4 m

B. 4 km

b. Xe búyt dài khoảng

A. 10 m

B. 10 km

- HS thực hiện theo cấp hoặc theo nhóm bàn:

Quan sát hình vẽ, chọn số đo độ dài thích hợp với mỗi trường hợp rồi giải thích tại sao lại chọn.

-  GV nên đặt câu hỏi để HS đưa ra lí lẽ, chứng cử lập luận về tính hợp lí khi chọn số đo độ dài cho mỗi trường hợp

Bài tập 2:

a. Tính:

200 km + 140 km        160 km – 60 km

2 km x 9                     45 km : 5

b. < , > , =

1 km [?] 300 m + 600 m

1000 m [?] 1 km

980 m + 10 m [?] 1 km

315 m + 683 m [?] 1 km

- GV yêu cầu  HS thực hiện các thao tác

a) HS thực hành tính toán với đơn vị đo ki-lô-mét rồi đọc kết quả cho bạn nghe

1000 m 1 km.

b) HS suy nghĩ tìm dấu, suy thích hợp thay cho ô rồi cũng bạn kiểm tra kết quả đặt câu hỏi và trả lời về những thông tin trong bài tập

Bài tập 3: Đọc bảng sau rồi trả lời câu hỏi:

Quãng đường

Dài khoảng

Hà Nội - Vinh

300 km

Hà Nội – Lai Châu

450 km

Hà Nội – Quảng Ninh

153 km

Hà Nội – Thanh Hóa

150 km

a) Trong các tuyến đường từ Hà Nội đi các tỉnh này, tuyến đường nào dài nhất?

b.Từ Hà Nội đi Quảng Ninh xa hơn hay từ Hà Nội đi Vinh xa hơn

HS thực hiện theo nhóm:

- Đọc thông tin về độ dài quãng đường từ Hà Nội để một số tính

- Đặt câu hỏi mời bạn trả lời từ những thông tin về chiều dài quãng đường

- Liên hệ với độ dài quãng đường ở một số địa danh của địa phương con rồi nêu nhận xét.

Bài tập 4:  Quan sát sơ đồ, trả lời câu hỏi:

Tùng nói rằng: “Quãng đường đi từ nhà mình đếm nhà Hân dài 1 km”. Theo em, Tùng nói có đúng không?

HS thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm bàn:

- Quan sát say đồ, chia sẻ thông tin biết được từ sơ đồ

- Thảo luận với bạn, đưa ra những lập luận chỉ ra lí lẽ, chứng cứ để nói rõ quan điểm có đồng ý với câu nói của Tùng không

D. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 5: Thực hành ước lượng với đơn vị đo ki-lô-mét.

- HS thực hiện theo nhóm cùng nhau ước lượng khoảng cách từ trường học đến nhà của mình dài khoảng bao nhiêu  ki-lô-mét.

E. CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Em thích nhất hoạt động nào

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý

- Liên hệ về nhà, em tập ước lượng một sử dụng đơn vị đo độ dải ki-lô-mét

 

 

 

 

 

 

a) Bút chì dài 15 cm

b) Bàn học cao khoảng 8 dm

c) Chiều dài lớp học khoảng 12 m

d) Quãng đường từ Hà Nội đi Hải Phòng dài khoảng 90 km

 

 

 

- HS chú y lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận biết ki-lô-mét: Ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, viết tắt là km.

1 km = 1000 m

 

 

 

- HS cảm nhận được độ dài 1 km trong thực tế cuộc sống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. B

b. A

 

 

- HS giải thích vì sao chọn đáp án đó

 

 

 

 

 

 

 

a. Tính:

200 km + 140 km = 340 km      

160 km – 60 km = 100 km

2 km x 9 = 18 km                   

45 km : 5 = 9 km

b. < , > , =

1 km [>] 300 m + 600 m

1000 m [=] 1 km

980 m + 10 m [<] 1 km

315 m + 683 m [<] 1 km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Trong các tuyến đường từ Hà Nội đi các tỉnh này, tuyến đường Hà Nội – Lai Châu dài nhất

b.Từ Hà Nội đi Vinh xa hơn hay từ Hà Nội đi Quảng Ninh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, hoạt động theo nhóm bàn

 

Quãng đường từ nhà Tùng đến nhà Hân dài:

300 + 100 + 100 + 200 + 300 = 1000 m = 1 km

Vậy Tùng nói đúng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện ước lượng

 

 

 

 

 

- HS chú y lắng nghe

 

Xem thêm các bài Giáo án Toán 2 cánh diều, hay khác:

Bộ Giáo án Toán 2 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 2.

Lớp 2 | Để học tốt Lớp 2 | Giải bài tập Lớp 2

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 2, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 2 giúp bạn học tốt hơn.