BÀI 80: PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản, HS biết vận dụng phép trừ để giải quyết vấn đề, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn để toán học, NL tư duy và lập luận toán học
- Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.
- Phẩm chất
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
- CHUẨN BỊ
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
- Giáo viên:
- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
- Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước khi vào giờ học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới b. Cách thức tiến hành: 1. HS chơi trò chơi “Truyền điện” củng cố kĩ năng trừ nhẩm trong phạm vi 10, trừ nhẩm các số tròn chục 2. HS hoạt động theo nhóm bàn và thực hiện lần lượt các hoạt động sau: - GV yêu cầu HS quan sát bức tranh (trong SGK hoặc trên máy chiếu). - HS thảo luận nhóm bàn: + Bức tranh vẽ gì? - Nói với bạn về vấn đề liên quan đến tình huống trong bức tranh. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000 b. Cách tiến hành: Hoạt động 1. GV yêu cầu HS tính 587 - 265 = ? - HS thảo luận cách đặt tính và tính. - Đại diện nhóm nêu cách làm - GV chốt lại các bước thực hiện tính: 587 - 265 = ? - Đặt tính. - Thực hiện tính từ phải sang trái. + Trừ đơn vị với đơn vị. + Trừ chục với chục. + Trừ trăm với trăm. - Đọc kết quả: Vậy 587 - 265 = 322 - GV nêu một phép tính khác cho HS thực hiện trên bảng con, chẳng hạn 543 - 312 = ? Hoạt động 2. HS thực hiện một số phép tính khác để cùng có cách thực hiện. C. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. b. Cách thức tiến hành: Bài tập 1: Tính:
- GV yêu cầu HS tính rồi viết kết quả phép tính. - HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. - Nhắc lại quy tắc trừ từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột Bài tập 2: Đặt tính rồi tính: 625 – 110 865 – 224 743 – 543 946 - 932 - GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính. - HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. GV chữa bài chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS. Bài tập 3: Tính (theo mẫu)
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nói cho bạn nghe cách đặt tính rồi tính phép tính 583 – 32 = ? - Đại diện một vài cặp HS chia sẻ cách làm, GV chốt lại cách thực hiện và lưu HS cách đặt tính. - HS tự làm các phép tính vào vở, đổi vỡ kiểm tra chéo Bài tập 4: Tính (theo mẫu):
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nói cho bạn nghe cách đặt tính rồi tính phép tính 427– 6 = ? - Đại diện một vài cặp HS chia sẻ cách làm, GV chốt lại cách thực hiện và lưu ý HS cách đặt tính. - HS tự làm các phép tính vào vở, đổi và kiểm tra chéo Bài tập 5: Đặt tính rồi tính: 539 - 28 627 – 16 602 – 2 435 - 4 - GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính. - HS đổi và kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe - GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS - GV đặt câu hỏi để HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính trong từng trường hợp. HS nhắc bạn lỗi sai hay gặp trong khi đặt tính và tính. Bài tập 6: Ở một đài quan sát thiên văn, ngày thứ nhất có 259 học sinh đến tham quan. Ngày thứ hai số học sinh tham quan ít hơn ngày thứ nhất 45 học sinh. Hỏi ngày thứ hai có bao nhiều học sinh đến tham quan? - GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì - HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra và giải thích tại sao). - HS viết phép tính thích hợp và trình bày bài giải vào vở. - HS kiểm tra lại. - GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, viết câu lời giải rõ ràng theo cách suy nghĩ của mình. Lưu ý: GV yêu cầu HS tính ra nháp rồi kiểm tra kết quả. D. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập b. Cách thức tiến hành: - HS tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ đã học rồi chia sẻ với cả lớp. E. CỦNG CỐ DẶN DÒ - GV hỏi HS: Hôm nay, các em biết thêm được điều gì? - Khi đặt tính và tính em nhắn bạn cần lưu ý những gì? - Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó, hôm sau chia sẻ với các bạn. |
- HS chơi trò chơi “Truyền điện” - Tình huống liên quan tới bức tranh: Hươu cao 587 cm, voi thấp hơn hươu 265 cm. Hỏi voi cao bao nhiêu xăng-ti-mét? - HS nêu phép tính tìm chiều cao của voi: 587 - 265 = ?
- HS thảo luận cách đặt và tính
- HS nhắc lại cách tính: Thực hiện tính từ phải sang trái. + Trừ đơn vị với đơn vị. + Trừ chục với chục. + Trừ trăm với trăm.
- HS thực hiện phép tính khác
- HS tính phép trừ:
- HS đặt tính rồi tính:
- HS tính theo mẫu:
- HS tính theo mẫu:
- HS đặt tính rồi tính:
- Bài toán cho biết: Ở một đài quan sát thiên văn, ngày thứ nhất có 259 học sinh đến tham quan. Ngày thứ hai số học sinh tham quan ít hơn ngày thứ nhất 45 học sinh
- Bài toán hỏi: Hỏi ngày thứ hai có bao nhiều học sinh đến tham quan?
- HS thảo luận cách làm: Bài giải Số học sinh đến tham quan trong ngày thứ hai là: 259 - 45 = 214 (học sinh). Đáp số: 214 (học sinh).
- HS liên hệ thực tế
- HS chia sẻ theo y kiến cá nhân |