BÀI 71: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng vận dụng các phép tính trong bảng nhân, bảng chia đã học vào thực hành tính nhẩm và giải quyết vấn đề.
- Cũng có kĩ năng nhận dạng khối trụ, khối cầu.
- Cũng có kỹ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, 6, 12; xem lịch và xác định số ngày trong tháng, xác định một ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần và vận dụng vào giải quyết vấn đề.
- Phát triển các NL toán học.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
- Thông qua các hoạt động vận dụng các bảng nhân, bảng chia để tinh nhằm và giải quyết vấn đề, thông qua các hoạt động vận dụng xem giờ, xem đồng hồ để giải quyết vấn đề thực tế, Hồ có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học NL mô hình hoa toán học, NL tư duy và lập luận toàn học
- Thông qua các chia sẻ, trao đổi nhóm đặt câu hỏi phản biện HS có cơ hội phát triển NL hợp tác, NL giao tiếp toán học
- Phẩm chất
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
- CHUẨN BỊ
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
- Giáo viên: SGV Toán 2, máy chiếu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
|||||||||||||||||||||||||
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới b. Cách thức tiến hành: - GV kiểm tra sĩ số lớp - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện theo nhóm hoặc cả lớp ôn lại các bảng nhân, bằng chia đã học. C. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. b. Cách thức tiến hành: Bài tập 1: Tính nhẩm
- GV yêu cầu HS thực hiện tính nhẩm để tìm kết quả các phép tính nhân, chia nêu trong bài - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện - HS dưới lớp làm vào vở, nhận xét bài trên bảng - GV có thể nếu các phép tính khác để HS trả lời. Bài tập 2: a. Nêu thừa số, tích trong phép nhân 5 x 9 = 45 b. Nêu số bị chia, số chia, thương trong phép chia 16 : 2 = 8 - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, kiểm tra nhận xét đáp án của nhau a) GV yêu cầu GV yêu cầu HS đọc phép nhân trong SGK hoặc nêu một phép nhân bất kì đã học, đố bạn chỉ ra trong phép nhân đó đâu là thừa số, đâu là tích b) GV yêu cầu GV yêu cầu HS đọc phép chia trong SGK hoặc nếu một phép chia bất kỳ đã học, đó bạn chỉ ra trong phép chia đó đâu là số bị chia, đâu là số chia, đâu là thương Bài tập 3: Xem tranh rồi nêu một tình huống có phép nhân hoặc phép chia - GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát tranh nêu một tình huống có phép nhân, phép chia. - GV khuyến khích HS nói suy nghĩ của mình, trình bày thuyết phục. HS có thể nêu nhiều tình huống khác nhau có phép nhân, phép chia - Yêu cầu HS tìm thêm tình huống có phép nhân, phép chia trong thực tế Bài tập 4: Hình bên được ghép từ bao nhiêu khối hộp chữ nhật? Khối trụ? Khối cầu - Cá nhân GV yêu cầu HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh được tạo thành từ những khối hình nào? Có bao nhiêu khối hình mỗi loại - HS đếm từng loại hình khối trong tranh vẽ rồi ghi kết quả vào vở - GV nhận xét, kết luận Bài tập 5: Mỗi đồng hồ sau chỉ mấy giờ? GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động sau: - Quan sát rồi nói cho bạn nghe mỗi đồng hồ chỉ mấy giờ - Quan sát kĩ bối cảnh bức tranh để đọc giờ trên đồng hồ đúng với thời điểm tình huống bức tranh mô tả. Chẳng hạn. Bạn An đánh đàn lúc 8 giờ 30 phút tối hay 20 giờ 30 phút. - GV đặt câu hỏi để HS nêu lập luận, lí lẽ về căn cứ giúp GV yêu cầu HS đọc giờ đúng thời điểm. D. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập b. Cách thức tiến hành: Bài tập 6: Xem tờ lịch tháng 5, trả lời các câu hỏi: a. Tháng 5 có bao nhiêu ngày? b. Sinh nhật Bác Hồ ngày 19 tháng 5 vào thứ mấy? c. Trong tháng 5 có mấy ngày Chủ nhật? Đó là những ngày nào? d. Nếu thứ Bảy tuần này là ngày 7 tháng 5 thì Thứ Bảy tuần sau là ngày nào? - GV yêu cầu HS đặt câu hỏi và trà lời theo cặp. - Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp. - GV đặt câu hỏi để HS chia sẽ thông tin về những sự kiện có trong và lịch tháng, chẳng hạn: Sinh nhật Bác Hồ là ngày nào? Vào thứ mấy trong tuần? - HS liên hệ đến những ngày có sự kiện trong tháng này và tính xe từ hôm nay đến những ngày có sự kiện đó là bao nhiêu ngày HS chia sẻ để rút ra cách tính cho nhanh cho dễ E. CỦNG CỐ DẶN DÒ - Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? - Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì? - Để tính ngày trong tháng mà không cần nhìn vào tờ lịch chúng ta nên làm thế nào? |
- HS thực hiện phép tính lên bảng:
- HS trả lời: a.
b.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh - HS nêu các tình huống. VD: Có 8 đĩa quả mãng cầu, mỗi đĩa đựng 5 quả. Hỏi tất cả có bao nhiêu quả mãng cầu Bài giải: Có tất cả số quả mãng cầu là: 8 x 5 = 40 (quả) Đáp số: 40 quả mãng cầu
- HS tìm thêm các tình huống khác
- GV yêu cầu HS quan sát hình
- Khối HCN: 3 - Khối trụ: 4 - Khối cầu: 4
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời: + 20 giờ 30 phút (Hay 8 giờ 30 phút tối) + 10 giờ 30 phút + 16 giờ 15 phút (Hay 4 giờ 15 phút chiều)
- GV yêu cầu HS quan sát tờ lịch và trả lời từng câu hỏi:
a. Tháng 5 có 31 ngày b. Sinh nhật Bác Hồ ngày 19 tháng 5 vào thứ Năm c. Trong tháng 5 có 5 Chủ nhật? Đó là những ngày: 1, 8, 15, 22, 29 d. Nếu thứ Bảy tuần này là ngày 7 tháng 5 thì Thứ Bảy tuần sau là ngày 14 tháng 5
- HS chia sẻ lắng nghe GV dặn dò |