BÀI 59: PHÉP CHIA (TIẾP THEO) (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả của phép chia dựa vào phép nhân tương ứng. Từ một phép nhân viết được hai phép chia tương ứng.
- Nhận biết ý nghĩa của phép chia trong một số tình huống gắn với thực tiễn. Phát triển các NL toán học.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
- Thông qua việc nhận biết từ một phép nhận viết được hai phép chia tương ứng, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoả toán học.
- Thông qua việc kể chuyện theo bức tranh có tình huống gắn với ý nghĩa của phép chia HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.
- Phẩm chất
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
- CHUẨN BỊ
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
12 : 3 = 4 |
12 : 4 = 3 |
4 x 3 = 12 |
- Giáo viên: Một số bộ thẻ gồm một phép nhân và hai phép chia tương ứng, chẳng hạn:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4 và thực hiện lần lượt các hoạt động: 1. Chơi trò chơi “Truyền điện” đố bạn ôn lại Bảng nhân 2, Bảng nhân 2. Thực hiện thao tác sau: + Quan sát tranh, đọc các thẻ phép tính. + Cùng nhau kiểm tra kết quả phép tính (có thể dùng đồ dùng trực quan hỗ trợ). + Nhận xét thành phần và kết quả của các phép tính trên thẻ (ba phép tính này đều được lập từ các số 4; 3; 12). B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Thực hành bài tập liên quan tới phép chia b. Cách tiến hành: - GV giới thiệu: 4 x 3 = 12 12 : 4=3 12 : 3 = 4 - GV yêu cầu HS đọc lại, chỉ và nói cho bạn nghe nội dung trong khung kiến thức SGK. GV lấy thêm ví dụ tương tự để minh hoạ. - GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp: tự nêu một phép nhân đã học rồi đố bạn viết thành hai phép chia tương ứng. C. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học b. Cách thức tiến hành: Bài tập 1: Cho phép nhân, nêu hai phép chia thích hợp: a. 2 x 7 = 14 14 : 2 = ? 14 : 7 = ? b. 5 x 3 = 15 ? : ? = ? ? : ? = ? - Thực hiện theo cặp: GV yêu cầu HS đọc phép nhân và nêu hai phép chia tương ứng. HS chia sẻ với bạn cách quan sát, cách suy nghĩ để khi nhìn vào một phép nhân có thể viết được hai phép chia tương ứng. - GV yêu cầu HS nêu thêm các phép nhân khác đã học đố bạn nêu hai phép chia tương ứng. Bài tập 2: Số ?
- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát các biểu thức nhân - HS làm việc cá nhân - HS đổi vở chữa bài và nói cho bạn nghe cách làm. Bài tập 3: Nêu phép nhân và phép chia thích hợp với mỗi tranh vẽ - GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát tranh nêu phép nhân phù hợp với tình huống trong bức tranh rồi từ phép nhân đó nêu hai phép chia tương ứng. - HS nói cho bạn nghe lập luận của mình khi viết phép nhân phù hợp với tình huống và hai phép chia tương ứng. D. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập b. Cách thức tiến hành: Bài tập 4 - GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát tranh kể chuyện theo các bức tranh có sử dụng phép chia 8:2. - GV khuyến khích HS tưởng tượng, kể theo suy nghĩ của mình. - GV có thể kể cho HS nghe, chẳng hạn: Cún con nhìn thấy trong bể cá có 8 con cá vàng, mải nhìn theo cá bởi cún con lỡ làm đổ bể cá, may sao có hai bạn nhỏ nhìn thấy đã chia đều 8 con cá vào 2 bình mang đi. 8 con cá chia đều vào 2 bình, mỗi bình có 4 con cá. Ta có phép chia: 8 : 2 = 4 E. CỦNG CỐ DẶN DÒ - GV hỏi HS: Qua bài này, các em biết thêm được điều gì? - Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép chia, hôm sau chia sẻ với các bạn. |
- HS tham gia trò chơi
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- GV yêu cầu HS đọc lại nội dung trong SGK: Từ một phép nhân ta viết được hai phép chia tương ứng: 4 x 3 = 12 12 : 4=3 12 : 3 = 4
- HS thực hiện phép tính: a. 2 x 7 = 14 14 : 2 = 7 14 : 7 = 2 b. 5 x 3 = 15 15 : 3 = 5 15 : 5 = 3
- HS điền vào chỗ ?
- GV yêu cầu HS quan sát và nêu phép nhân phù hợp: Mỗi xích đu có 2 bạn nhỏ, 4 xích đu có 8 bạn nhỏ. 2 được lấy 4 lần. Ta viết phép nhân: 2 × 4 = 8. Từ phép nhân: 2 × 4 = 8 ta viết được hai phép chia 8 : 4 = 2; 8 : 2 = 4.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh kể chuyện
- GV khác nhận xét bổ sung ý kiến
- HS chú ý lắng nghe GV dặn dò |