Trắc nghiệm hóa học 9 bài 6: Tính chất hóa học của bazơ

Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 9 bài 7: Tính chất hóa học của bazơ. Khái quát về sự phân loại oxit.. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây?

  • A. L àm quỳ tím hoá xanh                                               
  • B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
  • C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước              
  • D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước

Câu 2: Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh, nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì:

  • A. Màu xanh vẫn không thay đổi.                                                  
  • B.Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn
  • C. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ        
  • D. Màu xanh đậm thêm dần

Câu 3: Dung dịch làm phenolphtalein không màu thành màu hồng là:

  • A. H2SO4
  • B. NaCl
  • C. Ca(OH)2
  • D. K2SO4

Câu 4: Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là:

  • A. Làm quỳ tím hoá xanh                                                
  • B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối  và nước
  • C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước              
  • D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước

Câu 5: Chỉ dùng nước có thể nhận biết chất rắn nào trong 4 chất rắn sau đây:

  • A. Zn(OH)2
  • B. Fe(OH)2
  • C. NaOH
  • D. Al(OH)3

Câu 6: Phản ứng hoá học nào sau đây tạo ra oxit bazơ ?

  • A. Cho dd Ca(OH)2 phản ứng với SO2                            
  • B. Cho dd NaOH phản ứng với dd H2SO4
  • C. Cho dd Cu(OH)2 phản ứng với HCl                           
  • D. Nung nóng Cu(OH)2

Câu 7: Chất khí sẽ không bị giữ lại khi cho qua dung dịch Ca(OH)2 là:

  • A. CO2
  • B. O2
  • C. SO2
  • D. Cả A, B và C

Câu 8: Cho 1g NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1g HNO3. Dung dịch sau phản ứng có môi trường:

  • A. Trung tính                                                                                       
  • B. Bazơ                
  • C. Axít                                                                                                  
  • D. Lưỡng tính

Câu 9: Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit:

  • A. CO2; SO2; P2O5; Fe2O3
  • B. Fe2O3; SO2; SO3; MgO
  • C. P2O5; CO2; Al2O3; SO3
  • D. P2O5; CO2; CuO; SO3

Câu 10: Để  điều chế dung dịch Ba(OH)2, người ta cho:

  • A. BaO tác dụng với dung dịch HCl               
  • B. BaCl2 tác dụng với dung dịch Na2CO3
  • C. BaO tác dụng với dung dịch H2O                               
  • D. Ba(NO3)2 tác dụng với dung dịch Na2SO4

Câu 11: Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước:

  • A. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2
  • B. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH
  • C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2
  • D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2

Câu 12: NaOH có thể làm khô chất khí ẩm sau:

  • A. CO2                   
  • B. SO2                                   
  • C. N2                                      
  • D. HCl

Câu 13: Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là:

  • A. Phenolphtalein
  • B. Quỳ tím
  • C. dd H2SO4
  • D. dd HCl

Câu 14: Nhiệt phân hoàn toàn 19,6g Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là:

  • A. 6,4 g                 
  • B. 9,6 g                 
  • C. 12,8 g                               
  • D. 16 g

Câu 15: Cặp chất tồn tại trong một dung dịch (chúng không phản ứng với nhau):

  • A. KOH và NaCl
  • B. KOH và HCl
  • C. KOH và MgCl2
  • D. KOH và Al(OH)3

Câu 16: Cho 200g dung dịch KOH 8,4% hoà tan 14,2g P2O5. Sản phẩm thu được sau phản ứng chứa các chất tan là:

  • A. K3PO4 và K2HPO4                                                          
  • B. KH2POvà K2HPO4       
  • C. K3PO4 và KOH                                                               
  • D. K3PO4 và H3PO4

Câu 17: Dẫn 1,68 lít khí CO2 (đktc) vào x g dung dịch KOH 5,6%. Để thu được muối KHCO3 duy nhất thì x có giá trị là:

  • A. 75 gam.
  • B. 150 gam.
  • C. 220 gam.
  • D. 300 gam.

Câu 28: Để trung hòa hoàn toàn 1,52 gam hỗn hợp gồm NaOH và KOH thì cần vừa đủ 30 gam dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng muối clorua thu được là: 

  • A. 3,4g
  • B. 2,075g
  • C. 3,075g
  • D. 4,075g

Câu 19: Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là:

  • A. 17,645 gam
  • B. 16,475 gam
  • C. 17,475 gam
  • D. 18,645 gam

Câu 20: Nhiệt phân hoàn toàn x g Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 24g chất rắn. Giá trị bằng số của x là:

  • A. 16,05 gam
  • B. 32,10 gam
  • C. 48,15 gam
  • D. 72,25 gam

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM HÓA 9 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

CHƯƠNG 3: PHI KIM - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU

CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON. POLIME

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.