Trắc nghiệm hóa học 9 bài 7: Tính chất hóa học của bazơ (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 9 bài 7: Tính chất hóa học của bazơ (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Có những bazơ $Ba(OH)_{2}$, $Mg(OH)_{2}$, $Cu(OH)_{2}$, $Ca(OH)_{2}$. Nhóm các bazơ làm quỳ tím hoá xanh là:

  • A. $Ba(OH)_{2}$, $Cu(OH)_{2}$                                                                         
  • B.$Ba(OH)_{2}$, $Ca(OH)_{2}$
  • C. $Mg(OH)_{2}$, $Ca(OH)_{2}$                                                        
  • D. $Mg(OH)_{2}$, $Ba(OH)_{2}$

Câu 2: Nhóm bazơ  vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch KOH.

  • A. $Ba(OH)_{2}$ và NaOH                                                                        
  • B. NaOH và $Cu(OH)_{2}$        
  • C. $Al(OH)_{3}$ và $Zn(OH)_{2}$                                                      
  • D. $Zn(OH)_{2}$ và $Mg(OH)_{2}$

Câu 3: Sục 2,24 lít khí $CO_{2}$ vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Dung dịch thu được sau phản ứng chứa:

  • A. $NaHCO_{3}$                                                                                          
  • B.  $Na_{2}CO_{3}$                           
  • C. $Na_{2}CO_{3}$ và NaOH                                                          
  • D. $NaHCO_{3}$ và NaOH

Câu 4: Cho các bazơ sau: $Fe(OH)_{3}$, $Al(OH)_{3}$, $Cu(OH)_{2}$, $Zn(OH)_{2}$. Khi nung nóng các bazơ trên tạo ra dãy oxit bazơ tương ứng là:

  • A. FeO, $Al_{2}O_{3}$, CuO, ZnO                                                   
  • B. $Fe_{2}O_{3}$, $Al_{2}O_{3}$, CuO, ZnO
  • C. $Fe_{3}O_{4}$, $Al_{2}O_{3}$, CuO, ZnO                                                
  • D. $Fe_{2}O_{3}$, $Al_{2}O_{3}$, $Cu_{2}O$, ZnO

Câu 5: Phản ứng hoá học nào sau đây tạo ra oxit bazơ ?

  • A. Cho dd $Ca(OH)_{2}$ phản ứng với $SO_{2}$                            
  • B. Cho dd NaOH phản ứng với dd $H_{2}SO_{4}$
  • C. Cho dd $Cu(OH)_{2}$ phản ứng với HCl                           
  • D. Nung nóng $Cu(OH)_{2}$

Câu 6: Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là:

  • A. Làm quỳ tím hoá xanh                                                
  • B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối  và nước
  • C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước              
  • D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước

Câu 7: Dung dịch $Ba(OH)_{2}$ không phản ứng được với:

  • A. Dung dịch $Na_{2}CO_{3}$                                         
  • B. Dung dịch $MgSO_{4}$                          
  • C. Dung dịch $CuCl_{2}$                                            
  • D. Dung dịch $KNO_{3}$

Câu 8: Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

  • A. HCl, $HNO_{3}$                                                                                      
  • B. NaCl, $KNO_{3}$    
  • C. NaOH, $Ba(OH)_{2}$                                                                            
  •  D. Nước cất, nước muối

Câu 9: Cặp chất  không tồn tại trong một dung dịch (chúng xảy ra phản ứng với nhau):

  • A. $CuSO_{4}$ và KOH                                                                              
  • B. $CuSO_{4}$ và NaCl              
  • C. $MgCl_{2}$ và $Ba(NO_{3})_{2}$                                                      
  • D. $AlCl_{3}$ và $Mg(NO_{3})_{2}$

Câu 10: Hòa tan hết 4,6 gam Na vào H2O thu được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần dùng để phản ứng hết với dung dịch X là

  • A. 150ml.
  • B. 100ml.
  • C. 300ml.
  • D. 200ml.

Câu 11: Cho 200ml dung dịch CuCl2 0,15M tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng lọc lấy kết tủa rồi đem đi nung đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A. 4,0.
  • B. 1,2.
  • C. 2,4.
  • D. 3,8. 

Câu 12: Hòa tan 6,2 gam Na2O vào nước dư thu được dung dịch X. Cho X vào 200 gam dung dịch CuSO4 16% thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

  • A. 10.
  • B. 4,9.
  • C. 7,5. 
  • D. 9,8.

Câu 13: Trung hòa 200ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là​

  • A. 100 gam.
  • B. 110 gam.
  • C. 80 gam.
  • D. 120 gam.

Câu 14: Để nhận biết các dung dịch: H2SO4, HCl và NaOH người ta dùng

  • A. quỳ tím và dung dịch BaCl2.
  • B. quỳ tím và dung dịch KOH.
  • C. quỳ tím và phenolphtalein.
  • D. phenolphtalein và dung dịch NaCl.

Câu 15: Chất khí sẽ không bị giữ lại khi cho qua dung dịch Ca(OH)2 là

  • A. CO2.
  • B. SO2.
  • C. O2.
  • D. SO3.

Câu 16: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng trung hòa?

  • A. SO3  +  H2O  →  H2SO4
  • B. Ba(OH)2   +   Na2SO4  →  BaSO4  +  2NaOH
  • C. NaOH   +  HCl  →  NaCl   +   H2O
  • D. CaO  +   2HCl  → CaCl2   +  H2O

Câu 17: Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit nào sau đây?

  • A. Fe2O3; SO2; SO3; MgO.
  • B. CO2; SO2; P2O5; Fe2O3.
  • C. P2O5; CO2; SO2; SO3.
  • D. P2O5; CO2; CuO; SO3.

Câu 18: Dãy các chất chỉ gồm các bazơ là 

  • A. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.
  • B. BaO, CaO, Na2O, K2O.
  • C. FeO, CuO, NaOH, Ba(OH)2.
  • D. NaOH, KOH, CaO, BaO.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM HÓA 9 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

CHƯƠNG 3: PHI KIM - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU

CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON. POLIME

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.