Câu 1: Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch $CuSO_{4}$ Xảy ra hiện tượng:
- A. Không có dấu hiệu phản ứng.
- B. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch $CuSO_{4}$ nhạt dần.
-
C. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch $CuSO_{4}$ nhạt dần.
- D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi mà
Câu 2: Hòa tan 2,7 gam Al vào dung dịch NaOH dư thu được V lít khí thoát ra ở đktc. Giá trị của V là
- A. 2,24.
-
B. 3,36.
- C. 4,48.
- D. 5,60.
Câu 3: Cho 5,4 gam bột nhôm vào 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 3,6 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH là
- A. 0,45M.
- B. 1,00M.
-
C. 0,75M.
- D. 0,50M.
Câu 4: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư sau phản ứng còn lại 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
-
A. 43,84.
- B. 30,23.
- C. 40,19.
- D. 53,77.
Câu 5: Cho 8,3g hỗn hợp X gồm Fe và Al vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,2 M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15,68g chất rắn Y gồm 2 kim loại. Thành phần phần trăm theo khối lượng của nhôm trong hỗn hợp X là
- A. 22,54%.
- B. 11,24%.
- C. 53,34%.
-
D. 32,53%.
Câu 6: Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là
-
A. 3,24 gam.
- B. 5,34 gam.
- C. 2,12 gam.
- D. 1,12 gam.
Câu 7: Cho 50 g CaCO3 vào dung dịch HCl dư. Thể tích CO2 thu được ở đktc là
- A. 22,4 lít.
- B. 2,24 lít.
- C. 5,6 lít.
-
D. 11,2 lít.
Câu 8: Cho 2,55 gam AgNO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaCl. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa, giá trị của m là
- A. 5,1562 gam.
- B. 3,3152 gam.
-
C. 2,1525 gam.
- D. 4,1252 gam.
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 3,25 gam kẽm vào dung dịch axit HCl dư. Sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí (đktc)?
- A. 5,6 lít.
-
B. 1,12 lít.
- C. 3,36 lít.
- D. 22,4 lít.
Câu 10: Hoà tan 6,2 g natri oxit vào 193,8 g nước thì được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là
- A. 3%.
- B. 10%.
-
C. 4%.
- D. 5%.
Câu 11: Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các chất chứa trong các ống nghiệm mất nhãn: HCl, KOH, NaNO3, Na2SO4.
-
A. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2.
- B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch H2SO4.
- C. Dùng quì tím và dung dịch CuSO4.
- D. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch BaCl2.
Câu 12: Phương trình hóa học xảy ra khi cho kim loại đồng tác dụng với muối bạc nitrat là
- A. Cu + Ag(NO3)2 → Cu(NO3)2 + Ag
- B. 2Cu + AgNO3 → Cu2NO3 + Ag
- C. Cu + 2AgNO3 → CuNO3 + 2Ag
-
D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Câu 13: Dung dịch AgNO3 phản ứng được với chất nào dưới đây?
- A. MgCO3.
- B. KNO3.
- C. CaCO3.
-
D. NaCl.
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
- Sắt tắc dụng với dung dịch axit HCl tạo muối sắt (III) clorua và giải phóng khí hiđro.
- Phản ứng giữa axit và bazơ gọi là phản ứng trung hòa.
- Đồng tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng tạo muối đồng (II) clorua và giải phóng khí hiđro.
- Đồng (II) oxit tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng tạo thành muối và nước.
Số phát biểu đúng là
- A. 1.
- B. 4.
-
C. 2.
- D. 3.
Câu 15: Dung dịch CuCl2 phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
- A. Pb, Fe(OH)2, Pb(NO3)2, Zn.
- B. H2SO4, NaOH, Fe, AgNO3
-
C. Al, Mg, Fe, Zn.
- D. Fe, H2SO4, NaOH, HCl.
Câu 16: Dung dịch NaOH có phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
- A. FeCl3, MgO, CuO, HNO3.
-
B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2.
- C. Al; MgO, H3PO4, BaCl2.
- D. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3.
Câu 17: Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
- A. Mg(OH)2, CaO, K2SO3, NaCl.
- B. NaOH, CuO, Ag, Zn.
- C. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2.
-
D. Al, Al2O3, Fe(OH)2, BaCl2.
Câu 18: Các oxit tác dụng được với nước là
- A. Al2O3, NO, SO2.
- B. PbO2, K2O, SO3.
-
C. BaO, K2O, SO2.
- D. CaO, FeO, NO2.