Trắc nghiệm Hoá học 9 học kì II (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 9 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng.

  • A. Fe2O3; 65%.         
  • B. Fe3O4; 75%.            
  • C. FeO; 75%.         
  • D. Fe2O3; 75%.

Câu 2: Chia 48,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư rồi lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được lượng kết tủa lớn nhất là 30,4 gam. Phần 2 nung nóng rồi dẫn khí CO đi qua đến khí phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp 3 kim loại.

Giá trị của m là

  • A. 18,5g.                      
  • B. 12,9g.                                 
  • C. 42,6g.                      
  • D. 24,8g.

Câu 3: Nung hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3 được hỗn hợp B (hiệu suất 100%). Hòa tan hết B bằng HCl dư được 2,24 lít khí (đktc), cũng lượng B này nếu cho phản ứng với dung dịch NaOH dư thấy còn 8,8g rắn C. Khối lượng các chất trong A là?

  • A. mAl=2,7g, mFe2O3=1,12g                      
  • B. mAl=5,4g, mFe2O3=1,12g
  • C. mAl=2,7g, mFe2O3=11,2g                      
  • D. mAl=5,4g, mFe2O3=11,2g

Câu 4: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi

phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);

- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).

Giá trị của m là

  • A. 22,75              
  • B. 21,40.             
  • C. 29,40.             
  • D. 29,43

Câu 5: Cho 150ml dung dịch NaOH 7M vào 100ml dd Al2(SO4)3 1M. Xác định số mol các chất trong dd thu được sau phản ứng.

  • A. 0,2 mol NaAlO2;0,3 mol Na2SO4;0,25 mol NaOH.
  • B. 0,1 mol Al2(SO4)3 ; 0,45 mol Na2SO4; 0,2 mol NaAlO2.
  • C. 0,2 mol NaOH; 0,2 mol NaAlO2; 0,45 mol Na2SO4
  • D. Tất cả sai

Câu 6: Cho 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 (Biết nồng độ mol của Ba(OH)2 bằng ba lần nồng độ của Al2(SO4)3 ) thu được kết tủa A. Nung A đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được bé hơn khối lượng của A là 5,4g Nồng độ của Al2(SO4)3 và Ba(OH)2 trong dung dịch đầu theo thứ tự là: A. 0,5M và 1,5M

  • B. 1M và 3M
  • C. 0,6M và 1,8M
  • D. 0,4M và 1,2M 

Câu 7: Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là (Cho: hiệu suất của các phản ứng là 100%; O = 16; Al = 27; Cr = 52; Fe = 56)

  • A. 50,67%.
  • B. 20,33%.
  • C. 66,67%.
  • D. 36,71%

Câu 8: Hỗn hợp X gồm CO và H2 có tỉ khối so với hiđrô là 7,5. Để khử hoàn toàn 22,4g hh Y (gồm CuO và FeO) cần vừa đủ 6,72 lít hh X (ở đktc). Dẫn hh khí sinh ra và dd Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Tính % khối lượng CuO trong hh X và giá trị của m.

  • A. 32,7% và 23 g                                                
  • B. 45,3% và 31 g
  • C. 55,6% và 56 g                                                
  • D. 78,6% và 11 g

Câu 9: Một hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Phản ứng hoàn toàn cho ra chất rắn A. A tác dụng với dung dịch NaOH dư cho ra 3,36 l H2 (đktc) để lại chất rắn B. Cho B tác dụng với H2SO4 loãng dư có 8,96 l khí (đktc). Tính khối lượng của Al và Fe2O3 trong hỗn hợp X. Cho kết quả theo thứ tự trên.

  • A. 13,5g; 16g      
  • B. 13,5g; 32g       
  • C. 6,75g; 32g                         
  • D. 10,8g; 16g

Câu 10: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí $CO_{2}$ sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch $Ca(OH)_{2}$ dư tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là 

  • A. 60
  • B. 58
  • C. 30
  • D. 48

Câu 11: Chất hữu cơ X có tính chất sau:

- Ở điều kiện thường thể rắn, màu trắng.

- Tan nhiều trong nước.

- Khi đốt cháy thu được $CO_{2}$ và $H_{2}O$.

Vậy X là

  • A. Etilen.         
  • B. Glucozơ. 
  • C. Chất béo.      
  • D. Axit axetic

Câu 12: Cho 360 gam glucozơ lên men tạo thành ancol etylic, khí sinh ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80 %. Vậy giá trị của m là:

  • A. 200 gam  
  • B. 320 gam
  • C. 400 gam  
  • D. 160 gam

Câu 13: Cho 5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu etylic. Khối lượng rượu etylic thu được (biết hiệu suất của phản ứng đạt được 90%) là

  • A. 920 gam          
  • B. 2044,4 gam
  • C. 1840 gam  
  • D. 925 gam

Câu 14: Thông thường nước mía chứa 13% saccarozơ. Nếu tinh chế 1 tấn nước mía trên thì hàm lượng saccarozơ thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất tinh chế đạt 80%

  • A. 105 kg         
  • B. 104 kg  
  • C. 110 kg        
  • D. 114 kg

Câu 15: Cho 23 gam rượu etylic nguyên chất tác dụng với natri dư. Thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là

  • A. 2,8 lít.     
  • B. 5,6 lít.   
  • C. 8,4 lít.        
  • D. 11,2 lít.

Câu 16: Giấm ăn là dung dịch của axit axetic trong nước, trong đó nồng độ axit axetic từ 2-5%. Lượng axit axetic tối thiểu có trong 1 lít giấm ăn (Dgiấm ăn = 1,01 g/ml) là

  • A. 2,20 gam                 
  • B. 20,2 gam           
  • C. 12,2 gam     
  • D. 19,2 gam

Câu 17: Cách đơn giản nhất để phân biệt sơi bông và tơ tằm

  • A. Cho vào nước
  • B. Đốt
  • C. Cho vào axit
  • D. Cho vào kiềm

Câu 18: Cho 150 ml dung dịch axit axetic tác dụng hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,26 gam chất rắn khan. Nồng độ mol của dung dịch axit axetic ban đầu là

  • A. 0,03M.       
  • B. 0,02M.  
  • C. 0,3M.  
  • D. 0,2M.

Câu 19: Tơ nilon được gọi là

  • A. Tơ thiên nhiên.
  • B. Tơ tổng hợp.
  • C. Tơ nhân tạo
  • D. Vừa là tơ nhân tạo vừa là tơ thiên nhiên.

Câu 20: Từ glucozo, điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây: glucozo → rượu etylic →butadien1,3→caosubuna. Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4kg cao su thì khối lượng glucoz cần dùng là :

  • A. 144kg              
  • B. 108kg.             
  • C. 81kg.               
  • D. 96kg.

Câu 21: Cho các chất:

sợi bông (1),

cao su buna (2),

protein (3),

tinh bột (4).

Các chất thuộc loại polime thiên nhiên là

  • A. (1), (2), (3) .
  • B. (1), (3), (4).
  • C.(2), (3), (4).
  • D.(1),(2),(3),(4). 

Câu 22: Cặp chất đều thuộc loại polime tổng hợp là

  • A. Poli(metyl metacrylat) tơ tằm
  • B. Polipropilen, xenlulozơ
  • C. Tơ xenlulozơ axetat, nilon -6-6
  • D. Poli(vinyl clorua), polibuta-1,3,-dien

Câu 23: Poli(vinl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây

  • A. C2H5COO-CH=CH2
  • B. CH2=CH-COO-CH3
  • C. CH2=CH-COO-C2H5
  • D. CH3COO-CH=CH2

Câu 24: Cho các loại tơ: bông, tơ visco, tơ vinilon, tơ tằm, tơ nitron, nilon -6-6. Số tơ hóa học là

  • A. 2   
  • B. 4   
  • C. 6   
  • D. 5

Câu 25: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

  • A. Poli (etylen terephtalat).
  • B. Poliacrilonitrin.
  • C. Polistiren.
  • D. Poli (metyl metacrylat).

Câu 26: Cho các polime: polietilen, tơ nitron, tơ capron, nilon -6-6; tinh bột, protein, cao su isoprene và cao su buna –N. Số polime chứa nito trong phân tử là

  • A. 4    
  • B. 5   
  • C. 6   
  • D. 7

Câu 27: Điểm giống nhau giữa protein và axit cacboxilic là?

  • A. Đều có các nguyên tố C, H, O và phân tử có nhóm – COOH
  • B. Đều có các nguyên tố C, H, O
  • C. Đều có các nguyên tố C, H, N
  • D. Đều có các nguyên tố C, H, N và phân tử có nhó -COOH

Câu 28: Đốt cháy chất hữu cơ X (là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucozơ, protein) thấy tạo ra sản phẩm là CO2, H2O và khí N2. Vậy X có thể là:

  • A. Tinh bột 
  • B. Saccarozơ
  • C. Glucozơ
  • D. Protein

Câu 29: Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hoá chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là:

  • A. Sự oxi hoá 
  • B. Sự khử
  • C. Sự cháy 
  • D. Sự đông tụ

Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai:

  • A. Các protein đều chứa các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi, nitơ.
  • B. Protein có ở mọi bộ phận cơ thể của người, động vật, thực vật như trứng, thịt, máu, sữa, tóc, sừng, móng, rễ, thân lá, quả, hạt,…
  • C. Ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của men, protein thủy phân tạo ra các aminoaxit.
  • D. Protein đông tụ khi đun nóng hoặc cho thêm một số hóa chất.

Câu 31: Hiện tượng xảy ra khi cho giấm hoặc chanh vào sữa bò hoặc sữa đậu nành là:

  • A. sữa bò và sữa đậu nành bị vón cục
  • B. sữa bò và sữa đậu nanbhf hòa tan vào nhau
  • C. sữa bò và sữa đậu nành bị chuyển sang màu đỏ
  • D. Có bọt khí xuất hiện

Câu 32: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Protein là cơ sở tạo nên sự sống.
  • B. Protein đơn giản là những chất có tối đa 10 liên kết peptit.
  • C. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim.
  • D. Protein có phản ứng màu biure.

Câu 33: Sự khác nhau cơ bản giữa axit aminoaxetic và axit axetic là:

  • A. axit axetic có nhóm COOH
  • B. Trong phân tử axit aminoaxetic có nguyên tố N
  • C. axit aminoaxetic không chứa oxi
  • D. axit aminoaxetic không chứa oxi

Câu 34: Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanin. Nêu phân từ khối của X là 50 000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là

  • A. 100.  
  • B. 178.  
  • C. 500.  
  • D. 200

Câu 35: Điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozo:

  • A.Đều là thành phần chính của gạo, ngô, khoai
  • B.Đều là polime thiên nhiên
  • C.Đều cho phản ứng thủy phân tạo thành glucozo
  • D. B,C đều đúng

Câu 36: Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A.Tinh bột và xenlulozo dễ tan trong nước
  • B.Tinh bột dễ tan trong nước còn xenlulozo không tan trong nước
  • C.Tinh bột và xenlulozo không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng
  • D.Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng trong nước nóng tạo thành dung dịch hồ tinh bột. Còn xenlulozo không tan trong cả nước lạnh và nước nóng

Câu 37: Chọn câu nói đúng

  • A. Xenlulozơ có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.
  • B. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ.
  • C. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.
  • D. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau

Câu 38: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch : glucozo, hồ tinh bột, ancol etylic.Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

  • A.Dung dịch Iot                                                  
  • B.Dung dịch axit
  • C.Dung dịch Iot và phản ứng tráng bạc              
  • D.Phản ứng với Na

Câu 39: Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử sau

  • A. Dung dịch brom.
  • B. Dung dịch iốt.
  • C. Dung dịch phenolphtalein.
  • D. Dung dịch Ca(OH)2.

Câu 40: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về

  • A. Công thức phân tử                                                   
  • B. Tính tan trong nước lạnh  
  • C. Phản ứng thuỷ phân                                                 
  • D. Cấu trúc phân tử

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM HÓA 9 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

CHƯƠNG 3: PHI KIM - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU

CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON. POLIME

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.