Trắc nghiệm hóa học 9 bài 54: Polime

Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 9 bài 54: Polime. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Tơ nilon được gọi là

  • A. Tơ thiên nhiên.
  • B. Tơ tổng hợp.
  • C. Tơ nhân tạo
  • D. Vừa là tơ nhân tạo vừa là tơ thiên nhiên.

Câu 2: Từ glucozo, điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây: glucozo → rượu etylic →butadien1,3→caosubuna. Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4kg cao su thì khối lượng glucoz cần dùng là :

  • A. 144kg              
  • B. 108kg.             
  • C. 81kg.               
  • D. 96kg.

Câu 3. Cho các chất:

sợi bông (1),

cao su buna (2),

protein (3),

tinh bột (4).

Các chất thuộc loại polime thiên nhiên là

  • A. (1), (2), (3) .
  • B. (1), (3), (4).
  • C.(2), (3), (4).
  • D.(1),(2),(3),(4). 

Câu 4: Cặp chất đều thuộc loại polime tổng hợp là

  • A. Poli(metyl metacrylat) tơ tằm
  • B. Polipropilen, xenlulozơ
  • C. Tơ xenlulozơ axetat, nilon -6-6
  • D. Poli(vinyl clorua), polibuta-1,3,-dien

Câu 5: Poli(vinl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây

  • A. C2H5COO-CH=CH2
  • B. CH2=CH-COO-CH3
  • C. CH2=CH-COO-C2H5
  • D. CH3COO-CH=CH2

Câu 6: Cho các loại tơ: bông, tơ visco, tơ vinilon, tơ tằm, tơ nitron, nilon -6-6. Số tơ hóa học là

  • A. 2   
  • B. 4   
  • C. 6   
  • D. 5

Câu 7: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

  • A. Poli (etylen terephtalat).
  • B. Poliacrilonitrin.
  • C. Polistiren.
  • D. Poli (metyl metacrylat).

Câu 8: Cho các polime: polietilen, tơ nitron, tơ capron, nilon -6-6; tinh bột, protein, cao su isoprene và cao su buna –N. Số polime chứa nito trong phân tử là

  • A. 4    
  • B. 5   
  • C. 6   
  • D. 7

Câu 9: Dãy gồm các polime được điều chết từ phản ứng trùng hợp là

  • A. Poli(phenol – fomandehit), poli(metyl metacrylat), poli (hexametylen adipamit)
  • B. Xenlulozo axetat, poli(etylen terephtalat), poli (vinyl clorua)
  • C. Poli(vinyl clorua); poliacrilonitrin; poli(metyl metacrylat)
  • D. Poliacrilonitrin, poli(etylen terephtalat); policaproamit

Câu 10: Trong các polime sau: tơ axetat, tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon 6,6 , tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là

  • A. Sợi bông, tơ visco, tơ nilon 6
  • B. Tơ tằm, sợi bông và tơ nitron
  • C. Sợi bông, tơ axetat và tơ visco
  • D. Tơ visco, tơ nitron và tơ nilon -6

Câu 11: Cho sơ đồ chuyển hoá CH-> C2H2 -> C2H3Cl -> PVC.

Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)

  • A. 358,4.    
  • B. 448,0.    
  • C. 286,7.    
  • D. 224,0.

Câu 12: Nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của chất nào sau đây ?

  • A. axit ađipic và hexametylenđiamin
  • B. axit ε-aminocaproic
  • C. axit 4-aminobutanoic
  • D. phenol và fomandehit

Câu 13: Cho các polime sau : thủy tinh hữu cơ (plexiglas), tơ nilon-6, tơ nitron, tơ capron, cao su buna-S, poliisopren, poli(etylen terephtalat). Số polime điều chế bằng phương pháp trùng hợp là :

  • A. 4   
  • B. 5   
  • C. 2   
  • D. 3

Câu 14: Các chất đều bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng là

  • A. Poli(vinyl axetat) ; polietilen ; cao su buna
  • B. Poli(etylen terephtalat) ; nilon-6,6 ; polietilen
  • C. Nilon-6,6 ; amilopectin ; tơ capron
  • D. Polietilen ; amilopectin ; poli(vinyl clorua)

Câu 15: Chất nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên, mạch phân nhánh?

  • A. Amilopectin
  • B. Xenlulozo
  • C. Cao su lưu hóa
  • D. Nhựa rezol

Câu 16: Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Tơ nitron, politetrafloetilen, poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phương pháp trùng hợp
  • B. Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ enang, tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo
  • C. Tơ poliamit kém bền về mặt hóa học là do có chứa các nhóm peptit dễ bị thủy phân trong môi trường axit và môi trường kiềm
  • D. Cao su lưu hóa, amilopectin là những polime có cấu trúc mạch không gian

Câu 27: Polime NH-[CH2]5-CO-)n- có thể được điều chế bằng phương pháp nào sau đây ?

  • A. đồng trùng ngưng
  • B. phản ứng trùng hợp
  • C. phản ứng trùng ngưng
  • D. trùng ngưng hoặc trùng hợp

Câu 28: Trong số các loại tơ sau : tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ vinilon. Những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo ?

  • A. tơ tằm và tơ vinilon
  • B. tơ visco và tơ vinilon
  • C. tơ nilon-6,6 và tơ capron
  • D. tơ visco và tơ axetat

Câu 29: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng họp trực tiếp từ monome nào sau đây ?

  • A. vinyl clorua    
  • B. acrilonitrin    
  • C. propilen    
  • D. vinyl axetat

Câu 20: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

  • A. 1,80.   
  • B. 2,00.    
  • C. 0,80.    
  • D. 1,25.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM HÓA 9 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

CHƯƠNG 3: PHI KIM - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU

CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON. POLIME

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.