Trắc nghiệm Hoá học 9 học kì I (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 9 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1 : Oxit là:

  • A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác.
  • B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác.
  • C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
  • D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác.

Câu 2: Oxit axit là:

  • A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
  • B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
  • C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
  • D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 3: Những dãy chất nào sau đây đều là oxit axit?

  • A. CO$_{2}$, SO$_{3}$, Na$_{2}$O,NO$_{2}$
  • B. CO$_{2}$, SO$_{2}$, H$_{2}$O, P$_{2}$O$_{5}$
  • C. SO$_{2}$, P$_{2}$O$_{5}$, CO$_{2}$, N$_{2}$O$_{5}$
  • D. H$_{2}$O, CaO, FeO, CuO

Câu 4: Oxit Bazơ là:

  • A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
  • B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
  • C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
  • D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 5: Dãy chất gồm các oxit bazơ:

  • A. CuO, NO, MgO, CaO
  • B. CuO, CaO, MgO, Na$_{2}$O
  • C. CaO, CO$_{2}$, K$_{2}$O, Na$_{2}$O
  • D. K$_{2}$O, FeO, P$_{2}$O$_{5}$, Mn$_{2}$O$_{7}$

Câu 5: Oxit trung tính là:

  • A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
  • B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
  • C. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.
  • D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 6: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

  • A. CO$_{2}$,                  
  • B. Na$_{2}$O.               
  • C. SO$_{2}$,                  
  • D. P$_{2}$O$_{5}$

Câu 7: Oxit lưỡng tính là:

  • A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
  • B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
  • C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
  • D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu  8: Dãy oxit vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với kiềm là:

  • A. Al$_{2}$O$_{3}$, ZnO, PbO$_{2}$, Cr$_{2}$O$_{3}$.
  • B. Al$_{2}$O$_{3}$, MgO, PbO, SnO$_{2}$.
  • C. CaO, FeO, Na$_{2}$O, Cr$_{2}$O$_{3}$.
  • D. CuO, Al$_{2}$O$_{3}$, K$_{2}$O, SnO$_{2}$.

Câu 9: Vôi sống có công thức hóa học là :

  • A. Ca                        
  • B. Ca(OH)2                     
  • C. CaCO3                      
  • D. CaO

Câu 10: CaO là oxit: 

  • A. Oxit axit
  • B. Oxit bazo
  • C. Oxit trung tính
  • D. Oxit lưỡng tính

Câu 11: Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxicacbonat bởi nhiệt là :

  • A. CaO và CO            
  • B. CaO và CO2           
  • C. CaO và SO2         
  • D. CaO và P2O5

Câu 12: Để nhận biết  2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO  ta dùng: 

  •  A. HCl                          
  • B. NaOH                     
  • C. HNO3                   
  • D. Quỳ tím ẩm

Câu 13: CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng là vì:

  • A. CaO tác dụng với O$_{2}$
  • B. CaO tác dụng với CO2
  • C. CaO dụng với nước
  • D. Cả B và C

Câu 14: CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học gì của CaO?

  • A. Tác dụng với axit
  • B. Tác dụng với bazơ
  • C. Tác dụng với oxit axit
  • D. Tác dụng với muối

Câu 15: Để loại bỏ khí CO$_{2}$ có lẫn trong hỗn hợp (CO, CO$_{2}$) , người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa:

  • A. HCl                         
  • B. Ca(OH)2            
  • C. Na2SO2                   
  • D. NaCl

Câu 16: Sử dụng chất thử nào để phân biệt hai chất rắn màu trắng: CaO và P2O5

  • A. Dung dịch phenolphtalein
  • B. Giấy quỳ ẩm
  • C. Dung dịch axit clohiđric
  • D. A , B và C đều đúng

Câu 17: SO$_{2}$ là oxit: 

  • A. Oxit axit
  • B. Oxit bazo
  • C. Oxit trung tính
  • D. Oxit lưỡng tính

Câu 18: Cặp chất  tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là:

  • A. CaCO3 và HCl         
  • B. Na2SO3 và H2SO      
  • C. CuCl2 và KOH           
  • D. K2CO3 và HNO3

Câu 19: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là:

  • A. CO
  • B. CO2
  • C. SO2
  • D. CO2 và SO2

Câu 20: Chất khí nặng gấp 2,2069 lần không khí là:

  • A. CO                        
  • B. SO2                                 
  • C. SO3                               
  • D. NO

Câu 21: Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng

  • A. Giấy quỳ tím ẩm
  • B. Giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ
  • C. Than hồng trên que đóm
  • D. Dẫn các khí vào nước vôi trong

Câu 22: Dãy các chất tác dụng với lưu huỳnh đioxit là:

  • A. Na2O,CO2, NaOH,Ca(OH)2                                   
  • B. CaO,K2O,KOH,Ca(OH)2
  • C. HCl,Na2O,Fe2O3 ,Fe(OH)3                                     
  • D. Na2O,CuO,SO3 ,CO2

Câu 23: Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?

  • A. CO2
  • B. SO2
  • C. N2
  • D. O3

Câu 24: Hòa tan 12,6 gam natrisunfit vào dung dịch axit clohidric dư. Thể tích khí SO2 thu được ở đktc là:

  • A. 2,24 lít
  • B. 3,36 lit
  • C. 1,12 lít
  • D. 4,48 lít

Câu 25: Cho một mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch NaOH. Thêm từ từ dung dịch HCl vào cho đến dư ta thấy màu giấy quì:

  • A. Màu đỏ không thay đổi                             
  • B. Màu đỏ chuyển dần sang xanh.  
  • C. Màu xanh không thay đổi                              
  • D. Màu xanh chuyển dần sang đỏ.

Câu 26: Khi cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và một ít phenolphtalein. Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là:

  • A. Màu đỏ mất dần.                                       
  • B. Không có sự thay đổi màu       
  • C. Màu đỏ từ từ xuất hiện.                                             
  • D. Màu xanh từ từ xuất hiện.

Câu 27: Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro?

  • A. NaOH
  • B. Fe
  • C. CaO
  • D. CO2

Câu 28: Tính chất hóa học nào không phải của axit

  • A. Tác dụng với kim loại
  • B. Tác dụng với muối
  • C. Tác dụng với oxit axit
  • D. Tác dụng với oxit bazơ

Câu 29: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:

  • A.  K2SO4               
  • B.  Ba(OH)2                  
  • C.  NaCl                            
  • D.  NaNO3

Câu 30: Kim loại X tác dụng với HCl  sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro qua oxit của kim loại Y đun nóng thì thu được kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là:

  • A. Cu , Ca                            
  • B.  Pb , Cu .          
  • C. Pb , Ca                             
  • D. Ag , Cu

Câu 31: Dung dịch tác dụng với CuO tạo ra sản phẩm là dung dịch có màu xanh lam:

  • A. Dung dịch NaOH
  • B. Dung dịch Na2CO3
  • C. Dung dịch HCl
  • D. Dung dịch Ca(OH)2

Câu 32: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

  • A. Fe, Cu, Mg
  • B. Zn, Fe, Cu
  • C. Zn, Fe, Al.
  • D. Fe, Zn, Ag

Câu 33: Dãy các chất thuộc loại axit là:

  • A. HCl, H2SO4, Na2S, H2S.                
  • B. Na2SO4, H2SO4, HNO3, H2S.                         
  • C. HCl, H2SO4, HNO3, Na2S.                             
  • D. HCl, H2SO4, HNO3, H2S.

Câu 35: Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch  axit clohiđric:

  • A. Al, Cu, Zn, Fe.                
  • B. Al, Fe, Mg, Ag.                
  • C. Al, Fe, Mg, Cu.               
  • D. Al, Fe, Mg, Zn.

Câu 36: Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách:

  • A. Rót từng giọt nước vào axit
  • B. Rót từng giọt axit vào nước
  • C. Cho cả nước và axit vào cùng một lúc
  • D. Cả 3 cách trên đều được

Câu 37: Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:

  • A. Sắt (II) clorua và khí hiđrô
  • B. Sắt (III) clorua và khí hiđrô
  • C. Sắt (II) Sunfua và khí hiđrô
  • D. Sắt (II) clorua và nước

Câu 38: Dung dịch axit clohiđric tác dụng với đồng (II) hiđrôxit tạo thành dung dịch màu:

  • A. Vàng đậm
  • B. Đỏ
  • C. Xanh lam
  • D. Da cam

Câu 39: Để điều chế muối clorua, ta chọn những cặp chất nào sau đây ?

  • A. Na2SO4, KCl.                   
  • B. HCl, Na2SO4.                  
  • C. H2SO4, BaCl2.                 
  • D. AgNO3, HCl.

Câu 40: Oxit tác dụng được với axit clohiđric là:

  • A. SO2
  • B. CO2
  • C. CuO
  • D. CO22

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM HÓA 9 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

CHƯƠNG 3: PHI KIM - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU

CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON. POLIME

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.