Câu : Oxit là:
- A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác.
- B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác.
-
C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
- D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác.
Câu 2: Oxit axit là:
- A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
-
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
- C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
- D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Câu 3: Những dãy chất nào sau đây đều là oxit axit?
- A. CO$_{2}$, SO$_{3}$, Na$_{2}$O,NO$_{2}$
- B. CO$_{2}$, SO$_{2}$, H$_{2}$O, P$_{2}$O$_{5}$
-
C. SO$_{2}$, P$_{2}$O$_{5}$, CO$_{2}$, N$_{2}$O$_{5}$
- D. H$_{2}$O, CaO, FeO, CuO
Câu 4: Oxit Bazơ là:
-
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
- B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
- C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
- D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Câu 5: Dãy chất gồm các oxit bazơ:
- A. CuO, NO, MgO, CaO
-
B. CuO, CaO, MgO, Na$_{2}$O
- C. CaO, CO$_{2}$, K$_{2}$O, Na$_{2}$O
- D. K$_{2}$O, FeO, P$_{2}$O$_{5}$, Mn$_{2}$O$_{7}$
Câu 5: Oxit trung tính là:
- A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
- B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
-
C. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.
- D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Câu 6: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
- A. CO$_{2}$,
-
B. Na$_{2}$O.
- C. SO$_{2}$,
- D. P$_{2}$O$_{5}$
Câu 7: Oxit lưỡng tính là:
- A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
-
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
- C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
- D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Câu 8: Dãy oxit vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với kiềm là:
-
A. Al$_{2}$O$_{3}$, ZnO, PbO$_{2}$, Cr$_{2}$O$_{3}$.
- B. Al$_{2}$O$_{3}$, MgO, PbO, SnO$_{2}$.
- C. CaO, FeO, Na$_{2}$O, Cr$_{2}$O$_{3}$.
- D. CuO, Al$_{2}$O$_{3}$, K$_{2}$O, SnO$_{2}$.
Câu 9: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính ?
-
A. CO$_{2}$
- B. O$_{2}$
- C. N$_{2}$
- D. H$_{2}$
Câu 10: Oxit khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là
- A. MgO
-
B. P$_{2}$O$_{2}$
- C. K$_{2}$O
- D. CaO
Câu 11: Lưu huỳnh trioxit (SO$_{3}$) tác dụng được với:
- A. Nước, sản phẩm là bazơ.
- B. Axit, sản phẩm là bazơ.
-
C. Nước, sản phẩm là axit
- D. Bazơ, sản phẩm là axit.
Câu 12: Có 1 ống nghiệm chứa nước và dung dịch phenolphtalein, cho oxit nào vào ống nghiệm trên thì làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng?
-
A. CaO
- B. CO$_{2}$
- C. CO
- D. NO
Câu 13: Đồng (II) oxit (CuO) tác dụng được với:
- A. Nước, sản phẩm là axit.
- B. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.
- C. Nước, sản phẩm là bazơ.
-
D. Axit, sản phẩm là muối và nước.
Câu 14: Trong các dãy oxit dưới đây, dãy nào thỏa mãn điều kiện tất cả các oxit đều phản ứng với axit clohiđric?
- A. CuO, Fe$_{2}$O$_{3}$, CO$_{2}$
- B. CuO, P$_{2}$O$_{5}$, Fe$_{2}$O$_{3}$
- C. CuO, SO$_{2}$, BaO
-
D. CuO, BaO, Fe$_{2}$O$_{3}$
Câu 15: Sắt (III) oxit (Fe$_{2}$O$_{3}$) tác dụng được với:
- A. Nước, sản phẩm là axit.
-
B. Axit, sản phẩm là muối và nước.
- C. Nước, sản phẩm là bazơ.
- D. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.
Câu 16: 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:
- A. 0,02mol HCl
-
B. 0,1mol HCl
- C. 0,05mol HCl
- D. 0,01mol HCl
Câu 17: Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142đvC. Công thức hoá học của oxit là:
- A. P$_{2}$O$_{2}$
-
B. P$_{2}$O$_{5}$
- C. PO$_{2}$
- D. P$_{2}$O$_{4}$
Câu 18: Hoà tan 23,5 g kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là:
- A. 0,25M
- B. 0,5M
-
C. 1M
- D. 2M
Câu 19: Có thể tinh chế CO ra khỏi hỗn hợp (CO + CO$_{2]$) bằng cách:
-
A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)$_{2}$ dư.
- B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch PbCl$_{2}$ dư
- C. Dẫn hỗn hợp qua NH$_{3}$
- D. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Cu(NO$_{3})_{2}$.
Câu 20: Có 3 oxit màu trắng: MgO, Al$_{2}$O$_{3}$, Na$_{2}$O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử sau:
- A. Chỉ dùng quì tím.
- B. Chỉ dùng axit
- C. Chỉ dùng phenolphtalein
-
D. Dùng nước
Câu 21: Để tách riêng Fe$_{2}$O$_{4}$ ra khỏi hỗn hợp BaO và Fe$_{2}$O$_{3}$ ta dùng:
-
A. Nước.
- B.Giấy quì tím.
- C. Dung dịch HCl.
- D. dung dịch NaOH.
Câu 22: Khi được nung nóng, khí H$_{2}$ tác dụng được với oxit kim loại nào sau đây để cho ra kim loại và nước?
- A. CuO, Fe$_{2}$O$_{3}$; K$_{2}$O
-
B. Fe$_{2}$O$_{3}$, CuO, Fe$_{3}$O$_{4}$
- C. Na$_{2}$O, CuO, Fe$_{2}$O$_{3}$
- D. Fe$_{3}$O$_{4}$, BaO, CuO
Câu 23: Công thức hóa học của các bazo tương ứng với các oxit : K$_{2}$O, CuO, ZnO, Fe$_{2}$O$_{3}$, BaO, Al$_{2}$O$_{3}$, MgO là dãy nào sau đây?
- A. KOH, CuOH, Zn(OH)$_{2}$, Fe(OH)$_{2}$, Ba(OH)$_{2}$. Al(OH)$_{3}$, Mg(OH)$_{2}$
-
B. KOH, Cu(OH)$_{2}$, Zn(OH)$_{2}$, Fe(OH)$_{3}$, Ba(OH)$_{2}$, Al(OH)$_{3}$, Mg(OH)$_{2}$
- C. KOH, Cu(OH)$_{2}$, Zn(OH)$_{2}$, Fe(OH)$_{2}$, Ba(OH)$_{2}$, Al(OH)$_{3}$, Mg(OH)$_{2}$
- D. KOH, Cu(OH)$_{2}$, Zn(OH)$_{2}$, Fe(OH)$_{3}$, Al(OH)$_{3}$, Mg(OH)$_{2}$
Câu 24: Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là:
-
A. CO$_{2}$ và BaO.
- B. K$_{2}$O và NO.
- C. Fe$_{2}$O$_{3}$ và SO$_{3}$.
- D. MgO và CO.
Câu 25: Hoà tan 23,5 g kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là:
- A. 0,25M.
- B. 0,5M
-
C. 1M.
- D. 2M.