Câu 1: Chọn phương án trả lời sai
Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết:
- A. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.
-
B. Kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ đều phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2
- C. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng, …) giải phóng khí H2
- D. Kim loại đứng trước (trừ Na, K,…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
Câu 2: Trong cùng một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
- A. Tính kim loại giảm dần, tính bazo của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng giảm dần
-
B. Tính kim loại tăng dần, tính bazo của các oxit cao nhất và hidroxit tương ứng tăng dần
- C. Tính kim loại tăng dần, tính bazo của các oxit cao nhất và hidroxit tương ứng giảm dần
- D. Tính kim loại giảm dần, tính bazo của các oxit cao nhất và hidroxit tương ứng tăng dần
Câu 3: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:
-
A. Na , Mg , Zn
- B. Al , Zn , Na
- C. Mg , Al , Na
- D. Pb , Al , Mg
Câu 4: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:
- A. K , Al , Mg , Cu , Fe
- B. Cu , Fe , Mg , Al , K
-
C. Cu , Fe , Al , Mg , K
- D. K , Cu , Al , Mg , Fe
Câu 5: Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4 , có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại
- A.Zn
-
B.Mg
- C.Fe
- D.Cu
Câu 6: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại:
-
A. Al , Zn , Fe
- B. Zn , Pb , Au
- C. Mg , Fe , Ag
- D. Na , Mg , Al
Câu 7: Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl , Z đẩy được T trong dung dịch muối T, X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau:
- A. T, Z, X, Y
- B. Z, T, X, Y
-
C. Y, X, T, Z
- D. Z, T, Y, X
Câu 8: Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng?
- A. Thanh đồng tan dần , khí không màu thoát ra
- B. Thanh đồng tan dần , dung dịch chuyển thành màu xanh lam
-
C. Không hiện tượng
- D. Có kết tủa trắng .
Câu 9: Hiện tượng xảy ra khi cho 1 lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội:
- A. Khí mùi hắc thoát ra
- B. Khí không màu và không mùi thoát ra
- C. Lá nhôm tan dần
-
D. Không có hiện tượng
Câu 10: Nếu hoà tan hết cùng một khối lượng Al và Zn bởi dung dịch HCl thì:
-
A. Al giải phóng hiđro nhiều hơn Zn
- B. Zn giải phóng hiđro nhiều hơn Al
- C. Al và Zn giải phóng cùng một lượng hiđro
- D. Lượng hiđro do Al sinh ra bằng 2,5 lần do Zn sinh ra .
Câu 11: Đặc điểm chung của kim loại là:
- A. Có tính dẻo
- B. Dẫn điện
- C. Dẫn nhiệt
-
D. Có tính dẻo, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện
Câu 12: Cho 1 viên Natri vào dung dịch CuSO4 , hiện tượng xảy ra:
- A. Viên Natri tan dần, sủi bọt khí, dung dịch không đổi màu
- B. Viên Natri tan dần,không có khí thoát ra, có kết tủa màu xanh lam
-
C. Viên Natri tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh lam
- D. Không có hiện tượng .
Câu 13: Cho các kim loại: Fe, Cu, Ag, Al, Mg.
Kết luận nào sau đây sai?
- A. Kim loại không tác dụng được với H$_{2}$SO$_{4}$ đặc nguội là Al, Fe
-
B. Kim loại tác dụng được với dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng, HCl: Cu, Ag
- C. Kim loại tác dụng được với dung dịch NaOH là: Al
- D. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường là: Fe, Cu, Ag, Mg. Al
Câu 14: Để xác định vị trí của những kim loại X, Y, Z, T trong dãy hoạt động hóa học, người ta thực hiện phản ứng của kim loại với dung dịch muối của kim loại khác, thu được những kết quả sau:
Thí nghiệm 1: Kim loại X đẩy kim loại Z ra khỏi muối
Thí nghiệm 2: Kim loại Y đẩy kim loại Z ra khỏi muối
Thí nghiệm 3: Kim loại X đẩy kim loại Y ra khỏi muối
Thí nghiệm 4: Kim loại Z đẩy kim loại T ra khỏi muối
Dãy sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học là:
- A. Y> Z> T> X
-
B. Z> Y> Z> T
- C. Y> X> Z> T
- D. X> Y> Z> T
Câu 15: Khi cho luồng khí hidro ( lấy dư) đi qua ống nghiệm chứa Al$_{2}$O$_{3}$, FeO, CuO, MgO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm:
- A. Al, Fe, Cu, Mg
-
B. Al$_{2}$O$_{3}$, Fe, Cu, MgO
- C. Al$_{2}$O$_{3}$, Fe, Cu, Mg
- D. Al, Fe, Cu, MgO
Câu 16: Ngâm một lá đồng sạch trong dung dịch bạc nitrat. Kết luận nào sau đây là đúng?
- A. Bạc được giải phóng, nhưng đồng không biến đổi
-
B. Đồng bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng
- C. Không có hiện tượng gì xảy ra
- D. Tạo ra kim loại mới là bạc và đồng (I) nitrat
Câu 17: Hãy chọn một cặp chất ở cột A để điền vào chỗ trống trong phản ứng ở cột B
A | B |
1. Fe............. Cl$_{2}$ |
a)........... + CuSO$_{4}$$\rightarrow $ FeSO$_{4}$............ |
2. FeCl$_{2}$............H$_{2}$ | b) ............ + ........... $\rightarrow $ FeCl$_{3}$ |
3. Fe............ Cu | c) Fe$_{2}$O$_{3}$ + Al $\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$ ..............+ ......... |
4. H$_{2}$SO$_{4}$ (đặc nóng)................... SO$_{2}$ | d) Fe+ HCl $\rightarrow $ ...............+ .............. |
5. Fe.............. Al$_{2}$O$_{3}$ | e) FeSO$_{4}$ + ........... $\rightarrow $ Fe+ ............ |
6. Al................ Al$_{2}$(SO$_{4})_{3}$ | f) Fe+ ........... $\rightarrow $ Fe$_{2}$(SO$_{4})_{4}$ + ....... + H$_{2}$O |
-
A. 1- b, 2- d, 3- a, 4- f, d- c, 6- e
- B. 1- b, 2- d, 3- a, 4- c, d- e, 6- f
- C. 1- c, 2- e, 3- a, 4- f, d- b, 6- d
- D. 1- b, 2- d, 3- c, 4- f, d- a, 6- e
Câu 18: Ngâm một lá kẽm trong 20 gam dung dịch muối CuSO$_{4}$ 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa thì dừng phản ứng. Khối lượng đồng tạo thành và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng là:
- A. 2 gam và 10,06%
-
B. 0,8 gam và 10,06%
- C. 10,68 gam và 9,8%
- D. Một kết quả khác
Câu 19: Cho một hỗn hợp dung dịch chứa ZnCl$_{2}$, CuCl$_{2}$ và HCl. Dùng kim loại nào để khi cho vào hỗn hợp này, ta thu được một dung dịch chỉ chứa duy nhất 1 chất?
-
A. Zn
- B. Fe
- C. Cu
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 20: Ngâm lá sắt có khối lượng 56gam vào dung dịch AgNO3 , sau một thời gian lấy lá sắt ra rửa nhẹ cân được 57,6 gam . Vậy khối lượng Ag sinh ra là
- A.10,8 g
- B.21,6 g
- C.1,08 g
-
D.2,16