Trắc nghiệm hóa 9 bài 4: Một số axit quan trọng

Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 9 bài 4: Một số axit quan trọng. Khái quát về sự phân loại oxit.. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Dãy các chất thuộc loại axit là:

  • A. HCl, H2SO4, Na2S, H2S.                
  • B. Na2SO4, H2SO4, HNO3, H2S.                         
  • C. HCl, H2SO4, HNO3, Na2S.                             
  • D. HCl, H2SO4, HNO3, H2S.

Câu 2: Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch  axit clohiđric:

  • A. Al, Cu, Zn, Fe.                
  • B. Al, Fe, Mg, Ag.                
  • C. Al, Fe, Mg, Cu.               
  • D. Al, Fe, Mg, Zn.

Câu 3: Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách:

  • A. Rót từng giọt nước vào axit
  • B. Rót từng giọt axit vào nước
  • C. Cho cả nước và axit vào cùng một lúc
  • D. Cả 3 cách trên đều được

Câu 4: Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:

  • A. Sắt (II) clorua và khí hiđrô
  • B. Sắt (III) clorua và khí hiđrô
  • C. Sắt (II) Sunfua và khí hiđrô
  • D. Sắt (II) clorua và nước

Câu 5: Dung dịch axit clohiđric tác dụng với đồng (II) hiđrôxit tạo thành dung dịch màu:

  • A. Vàng đậm
  • B. Đỏ
  • C. Xanh lam
  • D. Da cam

Câu 6: Để điều chế muối clorua, ta chọn những cặp chất nào sau đây ?

  • A. Na2SO4, KCl.                   
  • B. HCl, Na2SO4.                  
  • C. H2SO4, BaCl2.                 
  • D. AgNO3, HCl.

Câu 7: Oxit tác dụng được với axit clohiđric là:

  • A. SO2
  • B. CO2
  • C. CuO
  • D. CO

Câu 8: Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí:

  • A. CO2
  • B. SO2
  • C. SO3
  • D. H2S

Câu 9: Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ?

  • A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan.                     
  • B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.                             
  • C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan.        
  • D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần.

Câu 10: Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là:

  • A. Sủi bọt khí, đường không tan.
  • B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt.
  • C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra.
  • D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra.

Câu 11: Để nhận biết dung dịch axit sunfuric và dung dịch axit clohiđric ta dùng thuốc thử:

  • A. NaNO3.                            
  • B. KCl.                  
  • C. MgCl2.                              
  • D. BaCl2.

Câu 12: Để nhận biết gốc sunfat (= SO4) người ta dùng muối nào sau đây?

  • A. BaCl2
  • B. NaCl.
  • C. CaCl2
  • D. MgCl2.

Câu 13: Pha dung dịch chứa 1g NaOH với dung dịch chứa 1g HCl sau phản ứng thu được dung dịch có môi trường:

  • A. Axit
  • B. Bazơ
  • C. Trung tính
  • D. Không xác định

Câu 14: Phản ứng giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4 (vừa đủ) thuộc loại:

  • A. Phản ứng trung hoà .                     
  • B. Phản ứng thế.                 
  • C. Phản ứng hoá hợp.                                        
  • D. Phản ứng oxi hoá – khử.

Câu 15: Cho 5,6 g sắt tác dụng với axit clohiđric dư, sau phản ứng thể tích khí H2 thu được (ở đktc):

  • A. 1,12 lít
  • B. 2,24 lít
  • C. 11,2 lít
  • D. 22,4 lít

Câu 16: Cho cùng một lượng sắt và kẽm tác dụng hết với axit clohiđric:

  • A. Lượng H2 thoát ra từ sắt nhiều hơn kẽm .                
  • B.  Lượng H2  thoát ra từ kẽm nhiều hơn sắt.                 
  • C. Lượng H2  thu được từ sắt và kẽm như nhau.                           
  • D.  LượngH2  thoát ra từ sắt gấp 2 lần lượng H2  thoát ra từ kẽm.     

Câu 17: Từ 60 kg FeS2 sản xuất được bao nhiêu kg H2SO4 theo sơ đồ sau:

  • A. 98 kg
  • B. 49 kg
  • C. 48 kg
  • D. 96 kg

Câu 18: Một dung dịch axit sunfuric trên thị trường có nồng độ 55%, để có 0,5 mol axit sunfuric thì cần lấy một lượng dung dịch axit sunfuric là:

  • A. 98,1 g .                             
  • B. 97,0 g.                              
  • C. 47,6 g.                              
  • D. 89,1 g.

Câu 19: Thêm từ từ dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ 10% vào một dung dịch muối cacbonat của kim loại hóa trị I cho tới khi khí CO$_{2}$ vừa thoát ra hết thì thu được dung dịch muối sunfat có nồng độ 13,63%. Công thức của muối cacbonat là: 

  • A. K$_{2}$CO$_{3}$
  • B. Na$_{2}$CO$_{3}$
  • C. LiCO$_{3}$
  • D. Li$_{2}$CO$_{3}$

Câu 20: Cho 16g hỗn hợp gồm Fe$_{2}$O$_{3}$, MgO hòa tan hết trong dung dịch HCl. Sau phản ứng, cần trung hòa lượng còn dư bằng 50g dung dịch Ca(OH)$_{2}$ 14,8%, sau đó đem cô cạn dung dịch được 46,35g muối khan. Thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp ban đầu là: 

  • A. 40% và 60%
  • B. 30% và 70%
  • C. 50% và 50%
  • D. 70% và 30%

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM HÓA 9 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

CHƯƠNG 3: PHI KIM - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU

CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON. POLIME

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.