Trắc nghiệm Hoá học 9 học kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 9 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

  • A. điện phân nóng chảy NaCl.
  • B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO$_{2}$, đun nóng.
  • C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
  • D. cho F$_{2}$ đẩy Cl$_{2}$ ra khỏi dung dịch NaCl.

Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

  • A. điện phân nóng chảy NaCl.
  • B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO$_{2}$, đun nóng.
  • C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
  • D. cho F$_{2}$ đẩy Cl$_{2}$ ra khỏi dung dịch NaCl.

Câu 3: Cho kim loại M tác dụng với Cl$_{2}$ được muối X; cho kim lọa M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho dung dịch muối Y tác dụng với Cl$_{2}$ cũng thu được muối X. Kim loại M có thể là

  • A. Mg    
  • B. Zn    
  • C. Al    
  • D. Fe

Câu 4: Chất dung để làm khô khí Cl$_{2}$ ẩm là

  • A. dung dịch H$_{2}$SO4 đậm đặc.
  • B. Na$_{2}$SO$_{3}$ khan.
  • C. CaO.
  • D. dung dịch NaOH đặc.

Câu 5: Đốt cháy 29,25 gam kẽm trong khí clo thu được 48,96 gam kẽm clorua (ZnCl$_{2}$). Hiệu suất của phản ứng trên là: 

  • A. 80%
  • B. 75%
  • C. 85%
  • D. 90%

Câu 6: Đốt cháy sắt trong khí clo, người ta thu được 32,5 gam muối. Thể tích khí clo (đktc) đã tham gia phản ứng là

  • A. 6,72 lít.    
  • B. 13,44 lít.   
  • C. 4,48 lít.    
  • D. 2,24 lít.

Câu 7: Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl$_{2}$ dư. Sauk hi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl$_{2}$ (đktc) đã phản ứng là

  • A. 17,92 lít.    
  • B. 6,72 lít.
  • C. 8,96 lít.    
  • D. 11,20 lít.

Câu 8: Nguyên tố nào sau đây không phản ứng trực tiếp với clo?

  • A. Cacbon
  • B. Magie
  • C. Kẽm
  • D. Lưu huỳnh

Câu 9: Sục Cl$_{2}$ vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất là :

  • A. Cl$_{2}$, H$_{2}$O.
  • B. HCl, HClO.
  • C. HCl, HClO, H$_{2}$O.
  • D. Cl$_{2}$, HCl, HClO, H$_{2}$O

Câu 10: Hoà tan khí Cl$_{2}$ vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây ?

  • A. KCl, KClO$_{3}$, Cl$_{2}$.
  • B. KCl, KClO$_{3}$, KOH, H$_{2}$O.
  • C. KCl, KClO, KOH, H$_{2}$O.
  • D. KCl, KClO$_{3}$.

Câu 11: Hoà tan khí Cl$_{2}$ vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây ?

  • A. KCl, KClO$_{3}$, Cl$_{2}$.
  • B. KCl, KClO$_{3}$, KOH, H$_{2}$O.
  • C. KCl, KClO, KOH, H$_{2}$O.
  • D. KCl, KClO$_{3}$.

Câu 12: Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với khí clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Kim loại M là:

  • A. Al     
  • B. Cr
  • C. Fe     
  • D.Ni

Câu 13: Cacbon không tác dụng trực tiếp với chất nào sau đây? 

  • A. Hidro
  • B. Halogen( Cl$_{2}$, Br$_{2}$, I$_{2}$)
  • C. Kim loại
  • D. KClO$_{3}$

Câu 14: Loại than nào sau đây không có trong thiên nhiên? 

  • A. than chì
  • B. than cốc
  • C. than nâu
  • D. than antranxit

Câu 15: Cacbon có mấy dạng thù hình? 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 16: Trong các dạng tồn tại của cacbon, dạng nào hoạt động hóa học mạnh nhất? 

  • A. Tinh thể kim cương
  • B. Tinh thể than chì
  • C. Cacbon vô định hình
  • D. Các dạng đều hoạt động mạnh như nhau

Câu 17: Đun nóng hỗn hợp bột đồng (II) oxit và bột cacbon. Sản phẩm khí sinh ra được dẫn qua bình nước vôi trong thì khối lượng bình tăng lên 5,5gam. Khối lượng đồng tạo thành và khối lượng cacbon tham gia phản ứng lần lượt là: 

  • A. 10 gam Cu và 1,5 gam C
  • B. 16 gam Cu và 2 gam C
  • C. 16 gam Cu và 1,5 gam C
  • D 12 gam Cu và 3 gam C

Câu 18: Cacbon có thể khử được những oxit trong dãy nào sau đây?

  • A. Fe$_{3}$O$_{4}$, Al$_{2}$O$_{3}$, MgO, CuO
  • B. Fe$_{2}$O$_{3}$, FeO, MgO, ZnO
  • C. FeO, CuO, Al$_{2}$O$_{3}$, Na$_{2}$O
  • D. BaO, CaO, Fe$_{3}$O$_{4}$, CuO

Câu 19: Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của cacbon vì:

  • A. Đều có cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử
  • B. Đều do nguyên tử cacbon tạo nên.
  • C. Có tính chất vật lý tương tự nhau.
  • D. Cả A và B

Câu 20: Tính khử cua C thể hiện ở phản ứng nào sau đây? 

  • A. CaO + 3C $\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$ CaC$_{2}$ + CO
  • B. C+ 2H$_{2}$ $\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$ CH$_{4}$
  • C. C + CO$_{2}$ $\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$ 2CO
  • D. 4Al+ 3C $\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$ Al$_{4}$C$_{3}$

Câu 21: CO có tính chất:

  • A. Oxit axit, chất khí độc, có tính khử mạnh.
  • B. Chất khí không màu, rất độc, oxit bazơ.
  • C. Chất khí không màu, rất độc, oxit trung tính, có tính khử mạnh.
  • D. Chất khí, không màu, không mùi, có tính oxi hóa mạnh.

Câu 22: Tính chất của cacbonic:

  • A. Phản ứng với nước vôi, phản ứng quang hợp.
  • B Ở bất kì điều kiện nhiệt độ, áp suất cacbonic luôn tồn tại ở trạng thái khí.
  • C. Phản ứng với dung dịch CuSO4, phản ứng quang hợp.
  • D. Hòa tan tốt trong nước nóng.

Câu 23: Tủ lạnh dùng lâu sẽ có mùi hôi, có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than hoa để khử mùi hôi này. Đó là vì:

  • A. Than hoa có thể hấp phụ mùi hôi
  • B. Than hoa tác dụng với mùi hôi để biến thành chất khác.
  • C. Than hoa sinh ra chất hấp phụ mùi hôi.
  • D. Than hoa tạo ra mùi khác để át mùi hôi.

Câu 24: Người ta có thể sử dụng nước đá khô ( CO2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả tươi. Vì:

  • A. Nước đá khô có khả năng hút ẩm.
  • B. Nước đá khô có khả năng thăng hoa.
  • C. Nước đá khô có khả năng khử trùng.
  • D. Nước đá khô có khả năng dễ hoá lỏng.

Câu 25 Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế CO trong phòng thí nghiệm?

  • A. HCOOH ( xt H$_{2}$SO$_{4}$ đặc) $\rightarrow $ H$_{2}$O+ CO
  • B. C + H$_{2}$O $\rightarrow $  2CO
  • C. C + CO$_{2}$  $\rightarrow $  2CO
  • D. 2C + O$_{2}$ $\rightarrow $  CO

Câu 26: Sục từ từ CO2 vào nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2). Hiện tượng xảy ra là :

  • A. Nước vôi trong đục dần rồi trong trở lại.        
  • B. Nước vôi trong không có hiện tượng gì.
  • C. Nước vôi trong hoá đục.
  • D. Nước vôi trong một lúc rồi mới hoá đục.

Câu 27: Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Dung dịch có màu nào?

  • A. Xanh                        
  • B. Đỏ                  
  • C. Tím                 
  • D. Không màu

Câu 28: Để đề phòng bị nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ nào sau đây ?

  • A. CuO và MnO2                   
  • B. CuO và MgO  
  • C. CuO và Fe2O3         
  • D. Than hoạt tính

Câu 29: Khí CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào sau đây ?

  • A. Magiê             
  • B.Cacbon                      
  • C. Photpho                             
  • D. Metan

Câu 30: Nước đá khô là khí nào sau đây ở trạng thái rắn ?

  • A. CO                  
  • B. CO2                         
  • C.SO2                           
  • D. NO2

Câu 31: Khí CO không khử được oxit nào sau đây ở nhiệt độ cao ?

  • A. CuO                
  • B.CaO                           
  • B. PbO                          
  • D. ZnO

Câu 32: Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là :

  • A. NaHCO3, Na2CO3                                        
  • B. Na2CO3, NaHCO3
  • C. Na2CO3                                                                   
  • D. Không đủ dữ liệu xác định.

Câu 33: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm :

  • A. Al2O3, Cu, MgO, Fe.                                     
  • B. Al, Fe, Cu, Mg
  • C. Al2O3, Cu, Mg, Fe.                              
  • D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.

Câu 35: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng cacbon chiếm:

  • A. Trên 2%                                                           
  • B. Dưới 2%
  • C. Từ 2% đến 5%                               
  • D. Trên 5%

Câu 36: Nguyên tắc luyện thép từ gang là

  • A. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.
  • B. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.
  • C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.
  • D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép

Câu 37: Muốn sản xuất 5 tấn thép chứa 98% sắt cần dùng bao nhiêu tấn gang chứa 94.5% sắt (cho hiệu suất của quá trình bằng 85%)?

  • A. 5,3 tấn
  • B. 6,1 tấn
  • C. 6,2 tấn
  • D. 7,2 tấn

Câu 38: Cứ 1 tấn quặng FeCO$_{3}$ hàm lượng 80% đem luyện gang (95% sắt) thì thu được 378 kg thành phẩm. Hiệu suất của quá trình phản ứng là: 

  • A. 92,8%
  • B. 93%
  • C. 95%
  • D. 92,98%

Câu 39: Từ môt tấn quặng manhetit- Fe$_{3}$O$_{4}$ (chứa 53% Fe), có thể sản xuất được bao nhiêu tấn gang chứa 8% tạp chất?

  • A. 0,53 tấn
  • B. 0,92 tấn
  • C. 0,39 tấn
  • D. 0,57 tấn

Câu 40: A là quặng hemantit chưa 60% Fe$_{2}$O$_{3}$, B là quặng manhetit chứa 69,6% Fe$_{3}$O$_{4}$. Cần trộn A,B theo tỉ lệ khối lượng như thế nào để thu được quặng C mà từ 1 tấn quặng C có thể điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon?

  • A. mA : mB = 5: 2
  • B. mA : mB= 2: 5
  • C. mA : mB = 2: 3
  • D. mA : mB = 3: 2

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM HÓA 9 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

CHƯƠNG 3: PHI KIM - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU

CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON. POLIME

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.