Trắc nghiệm hóa học 9 bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 9 bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là :

  • A. sự khử kim loại.
  • B. sự tác dụng của kim loại với nước.
  • C. sự ăn mòn hóa học.
  • D. sự ăn mòn điện hoá học.

Câu 2:Một loại hợp chất kết tinh có công thức $CuCO_{3}.5H_{2}O$. Thành phần phần trăm về khối lượng nước kết tinh chứa trong $CuCO_{3}.5H_{2}O$ là 

  • A. 40,01%.
  • B. 42,06%.
  • C. 40,11%.
  • D. 41,05%.

Câu 3: Biện pháp nào sau đây không làm giảm sự ăn mòn kim loại?

  • A. Bôi dầu mỡ lên bề mặt kim loại

  • B. Sơn, mạ lên bề mặt kim loại

  • C. Để đồ vật nơi khô ráo

  • D. Ngâm kim loại trong nước muối

Câu 4: Những vật bằng gang, bị ăn mòn trong tự nhiên tạo thành lớp gỉ sắt có màu nâu đỏ đó là

  • A.$Fe_{3}O_{4}$.
  • B.$Fe_{2}O_{3}.nH_{2}O$.
  • C.$Fe(OH)_{2}$.
  • D.hỗn hợp FeO và $Fe_{2}O_{3}$.

Câu 5: Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường nào?

  • A. Dung dịch axit 
  • B. Dung dịch kiềm
  • C. Dung dịch muối
  • D. Không khí

Câu 16: Natri là kim loại hoạt động mạnh, bị ăn mòn rất nhanh. Để natri không bị ăn mòn người ta ngâm natri trong  

  • A.nước.
  • B.dầu hoả.
  • C.rượu etylic.
  • D.dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng.

Câu 7: Người ta thường sơn các song cửa làm bằng sắt là để

  • A. Song cửa cứng rắn hơn
  • B. Làm cho song cửa đẹp hơn và cứng hơn
  • C. Bảo vệ cho sắt không bị ăn mòn và song cửa đẹp hơn
  • D. Bảo vệ sắt khi va chạm

Câu 8: Biện pháp nào sau đây không bảo vệ được kim loại khỏi sự ăn mòn?

  • A. Phủ lên bên mặt kim loại một lớp sơn, vecni, dầu mỡ, men,…
  • B. Phủ lên bề mặt kim loại một lớp kim loại như crom, kẽm, niken, đồng, thiếc,… (mạ kim loại).
  • C. Chế tạo những hợp kim không bị ăn mòn
  • D. Rửa sạch kim loại bằng nước tự nhiên hoặc nước cây

Câu 9: Chất nào sau đây trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại?

  • A. $O_{2}$
  • B. $CO_{2}$
  • B. $H_{2}$O
  • D. $N_{2}$

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng

  • A. Nhiệt độ càng cao kim loại bị ăn mòn càng nhanh
  • B. Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn nếu trong nước có hòa tan axit, muối, oxit axit,…
  • C. Kim loại càng tinh khiết thì sự ăn mòn kim loại càng mạnh
  • D. Kim loại không tinh khiết bị ăn mòn nhanh hơn.

Câu 11: Trường hợp nào sau đây thanh sắt bị ăn mòn nhanh nhất?

  • A. Để thanh sắt ngoài không khí
  • B. Nung nóng thanh sắt
  • C. Bẻ cong thanh sắt và để ngoài không khí
  • D. Đập mỏng thanh sắt và đem nung nóng ở nhiệt độ cao

Câu 12: Một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm được làm bằng kim loại. Sau một thời gian thấy có hiện tượng bị gỉ. Hóa chất nào dưới đây có thể làm gỉ kim loại.

  • A. Rượu etylic
  • B. Axit clohidric
  • C. Đường glucozo
  • D. Dầu hỏa

Câu 13: Trong công nghiệp và đời sống người ta đã sử dụng các hợp kim của kim loại thay cho việc sử dụng kim loại vì?

  • A. Hợp kim nặng hơn kim loại
  • B. Hợp kim khó bị ăn mòn
  • C. Hợp kim nhẹ hơn kim loại
  • D. Hợp kim có giá thành rẻ hơn

Câu 14: Cần phải vệ sinh sạch, lau khô các vật dụng đồ dùng bằng kim loại khi sử dụng vì

  • A. Hạn chế sự ăn mòn
  • B. Không làm bẩn các đồ dùng khác.
  • C. Không gây hại cho người sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường.
  • D. Kim loại sáng, đẹp

Câu 15: Trong trường hợp nào sau đây thanh nhôm bị ăn mòn nhanh nhất?

  • A. Ngâm trong lọ đựng nước cất
  • B. Ngâm trong lo đựng dung dịch CuCl2
  • C. Ngâm trong lọ đựng dung dịch HCl loãng.
  • D. Ngâm trong lọ đựng dung dịch HCl đặc nóng.

Câu 16: “Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do:

  • A. Tác dụng hoá học của các chất trong môi trường xung quanh.
  • B. Kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.
  • C. Kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện.
  • D. Tác động cơ học.

Câu 17: Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau một thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên?

  • A. Ancol etylic.
  • B. Nước cất.
  • C. Dầu hoả.
  • D. Axit clohidric.

Câu 18: Chọn phát biểu sai.

  • A. Ăn mòn kim loại là quá trình phản ứng trong đó kim loại là chất bị ăn mòn.
  • B. Ăn mòn hóa học xảy ra ở bề mặt kim loại.
  • C. Ăn mòn hóa học chỉ xảy ra với sắt, các kim loại khác không bị ăn mòn.
  • D. Ăn mòn hóa học càng mạnh khi nồng độ chất ăn mòn các lớn và nhiệt độ càng cao

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM HÓA 9 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

CHƯƠNG 3: PHI KIM - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU

CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON. POLIME

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.