Trắc nghiệm hóa học 9 bài 18: Nhôm (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 9 bài 18: Nhôm (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Một kim loại có những tính chất (vật lí và hóa học) như sau: 

- Hợp kim của nó với các kim loại khác, được ứng dụng trong công nghệ chế tạo máy bay, tên lửa. 

- Phản ứng mãnh liệt với axit clohiđric. 

- Phản ứng với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro 

- Nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Đó là kim loại:

  • A. kẽm
  • B. vàng
  • C. nhôm
  • D. chì

Câu 2: Nhôm bền trong không khí là do

  • A. nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao.
  • B. nhôm không tác dụng với nước.
  • C. nhôm không tác dụng với oxi.
  • D. có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ. 

Câu 3: Một kim loại có khối lượng riêng là 2,7 g/cm3, nóng chảy ở $600^{o}$C. Kim loại đó là:

  • A. sắt
  • B. nhôm
  • C. đồng
  • D. bạc

Câu 4: Nhôm là kim loại

  • A. dẫn điện và nhiệt tốt nhất trong số tất cả kim loại.
  • B. dẫn điện và nhiệt đều kém.
  • C. dẫn điện tốt nhưng dẫn nhiệt kém.
  • D. dẫn điện và nhiệt tốt nhưng kém hơn đồng.

Câu 5: Cho 5,4 gam bột nhôm vào 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 3,6 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH là

  • A. 0, 75 M.
  • B. 0,45 M.
  • C. 0,85 M.
  • D. 0,5 M.

Câu 6: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

  • A. 8,0 gam.
  • B. 4,9 gam.
  • C. 5,4 gam.
  • D. 8,5 gam.

Câu 7: Hòa tan hỗn hợp A gồm 13,7 gam Ba và 5,4 gam Al vào một lượng nước dư thì thể tích khí thoát ra ở đktc là

  • A. 2,24 lít.
  • B. 8,96 lít.
  • C. 13,44 lít.
  • D. 6,72 lít.

Câu 8: Hòa tan 25,8 gam hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng người ta thu được 0,6 gam khí H2. Khối lượng muối AlCl3 thu được là

  • A. 76,4 gam.
  • B. 46,3 gam.
  • C. 68,3 gam.
  • D. 80,1 gam.

Câu 9: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được V lít khí ở đktc. Giá trị của V là

  • A. 6,72 lít.
  • B. 4,48 lít.
  • C. 2,24 lít.
  • D. 8,96 lít.

Câu 10: Cho lá nhôm vào dung dịch axit HCl dư thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Khối lượng nhôm đã phản ứng là

  • A. 1,8 gam.
  • B. 2,7 gam.
  • C. 5,4 gam.
  • D. 3,8 gam.

Câu 11: Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là

  • A. có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
  • B. có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu.
  • C. không có dấu hiệu phản ứng..
  • D. có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.

Câu 12: Nhôm tác dụng được với

  • A. Cl2, KOH, CuO, FeO.
  • B. O2, FeNO3, CuO, NaOH.
  • C. Cl2, H2SO4 loãng, Fe(OH)2, CuO.
  • D. O2, Cl2, HCl, NaOH.

Câu 13: Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là

  • A. quặng hemantit.
  • B. quặng pirit.
  • C. quặng manhetit.
  • D. quặng boxit.

Câu 14: Nhôm không tác dụng với dung dịch nào sau đây?

  • A. CuCl2.
  • B. FeSO4.
  • C. Zn(NO3)2.
  • D. MgSO4.

Câu 15: Ứng dụng nào sau đây không phải của nhôm?

  • A. Chế tạo hợp kim dùng trong công nghiệp ô tô, máy bay.
  • B. Làm trang sức.
  • C. Chế tạo xoong, nồi.
  • D. Làm dây dẫn điện.

Câu 16: Tại sao không  được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong?

  • A. nhôm là kim loại hoạt động hóa học mạnh.
  • B. nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ.
  • C. nhôm đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi dung dịch muối.
  • D. nhôm tác dụng được với dung dịch axit.

Câu 17: Nhôm bền trong không khí là do

  • A. nhôm không tác dụng với oxi.
  • B. nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao.
  • C. nhôm không tác dụng với nước.
  • D. có lớp nhôm oxit Al2O3 mỏng bảo vệ.

Câu 18: Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính

  • A. dẻo.
  • B. ánh kim.
  • C. dẫn nhiệt.
  • D. dẫn điện.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM HÓA 9 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

CHƯƠNG 3: PHI KIM - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU

CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON. POLIME

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.