Câu 1: Đại lượng nào của nguyên tố hóa học biến thiên tuần hoàn:
- A. Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.
-
B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.
- C. Điện tích hạt nhân và số electron của nguyên tử.
- D. Nguyên tử khối.
Câu 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:
- A. Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
-
B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.
- C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối.
- D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.
Câu 3: Trong một chu kì tuần hoàn, khi đi từ trái qua phải thì:
-
A. Bán kính nguyên tử giảm dần
- B. Năng lượng ion giảm dần
- C. Ái lực điện tử giảm dần
- D. Độ âm điện giảm dần
Câu 4: Một nguyên tố Y đứng liền trước nguyên tố X trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Y đứng liền trước Z trong cùng một nhóm A. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Số hiệu nguyên tử theo thứ tự tăng dần là X < Y < Z.
- B. Bán kính nguyên tử theo thứ tự tang dần là Z < Y < X.
- C. Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi tang dần theo thứ tự: Z < Y < X.
-
D. Trong các hidroxit, tính axit tăng dần theo thứ tự: hidroxit của Z < hidroxit của Y < hidroxit của X.
Câu 5: Cho các mệnh đề sau:
- Độ âm điện của nguyên tử của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học
- Độ âm điện và tính phi kim của một nguyên tử biến thiên tỉ lệ thuận với điện tích hạt nhân nguyên tử
- Nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện càng lớn, tính phi kim càng mạnh
- Trong một nhóm A, độ âm điện tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử
Số mệnh đề phát biểu đúng là:
- A. 3
- B. 1
-
C. 2
- D. 4
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
- Trong một chu kì, bán kính nguyên tử không đổi khi điện tích hạt nhân tăng
- Trong một chu kì, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
- Trong một nhóm, bán kính nguyên tử giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
- Trong môt chu kì, bán kính nguyên tử giảm theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân
- Trong một nhóm, bán kính nguyên tử tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
Số phát biểu đúng là:
- A. 4
- B. 3
- C. 1
-
D. 2
Câu 7: Dãy nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều giảm dần tính kim loại?
- A. Li, Na, K, Pb
-
B. Na, Mg, Al, Cl
- C. O, S, Se, Te
- D. F, Cl, Br, I
Câu 8: Các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử tương ứng là 4, 8, 16, 25. Kết luận nào dưới đây về vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn là đúng?
Số hiệu nguyên tử | Chu kì | Nhóm | |
|
4 | 2 | IV |
|
8 | 2 | IV |
|
16 | 3 | VI |
|
25 | 4 | V |
Câu 9: R, T, X, Y, Z lần lượt là năm nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số điện tích hạt nhân là 90+. Kết luận nào sau đây đúng?
- A. Năm nguyên tố này thuộc cùng một chu kì.
- B. Nguyên tử của nguyên tố Z có bán kính lớn nhất trong số các nguyên tử của năm nguyên tố trên.
- C. X là phi kim.
-
D. R có 3 lớp electron
Câu 10: Hai nguyên tố X và Y cùng thuộc một chu kì và ở hai nhóm A kế tiếp nhau có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kì và nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn?
-
A. Chu kì 3 và các nhóm IIA, IIIA
- B. Chu kì 2 và các nhóm IIA, IIIA
- C. Chu kì 3 và các nhóm IA, IIA
- D. Chu kì 2 và các nhóm IA, IIA
Câu 11: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:
(a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ;
(b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng ;
(c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột ;
(d) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu của nguyên tố đó
Số nguyên tắc đúng là:
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 12: Số hiệu của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn chính là:
- A. Số thứ tự của nguyên tố đó
- B. Số proton trong hạt nhân nguyên tử
- C. Số đơn vị điện tích hạt nhân
- D. Tất cả đều đúng
Câu 13: Các nguyên tố được xếp vào cùng một chu kì trong bảng tuần hòa thì có đặc điểm nào sau đây?
- A. Có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau
- B. Có cùng số lớp electron trong nguyên tử
- C. Có cùng số khối
- D. Tất cả đều đúng
Câu 14: Để xác định số electron lớp ngoài cùng của một nguyên tố, ta dựa vào:
- A. Số hiệu nguyên tử
- B. Chu kì của nguyên tố
- C. Nhóm của nguyên tố
- D. Tất cả đều đúng
Câu 15: Một nguyên tố R tạo được các hợp chất bền sau: RH$_{3}$, RCl$_{3}$ và Na$_{3}$RO$_{4}$. Vậy trong bảng hệ thống tuần hoàn, nguyên tố R thuộc cùng nhóm với:
- A. Đồng
- B. Clo
- C. Nito
- C. Cacbon
Câu 16: Nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu và vị trí ucar R trong bảng tuần hoàn là:
- A. Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA
-
B. Na, chu kì 3, nhóm IA
- C. Mg, chu kì 3, nhóm IIA
- D. F, chu kì 2, nhó VIIA
Câu 17: Câu 8: Hai nguyên tố X và Y la hai nguyên tố ở hai nhóm A kế tiếp nhau có tổng điện tích dương bằng 23 và cùng thuộc một chu kì. X và Y là:
- A. N và S
- B. Si và F
- C. O và P
-
D. Na và Mg
Câu 18: Câu 13: Cho các nguyên tố $_{8}$X, $_{11}$Y, $_{20}$Z và $_{26}$T. Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tang dần theo thứ tự:
- A. X < Y < Z < T.
- B. T < Z < X < Y.
-
C. Y < Z < X < T.
- D. Y < X < Z < T.
Câu 19: Vị trí của nguyên tử nguyên tố X có Z= 27 trong bảng tuần hoàn là:
- A. Chu kì 4, nhóm VIIB
-
B. Chu kì 4, nhóm VIIIB
- C. Chu kì 4,nhóm IIA
- D. Chu kì 3, nhóm IIB
X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là
- A. O
- B. S
- C. Mg
-
D. P
Câu 20: X và Y là hai nguyên tố cùng thuộc một phân nhóm chính thuộc hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tố bằng 58. Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là
- A. 25, 33
- B. 19, 39
-
C. 20, 38
- D. 24, 34