Trắc nghiệm hóa học 9 bài 4: Một số axit quan trọng (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 9 bài 4: Một số axit quan trọng (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Hàm lượng cacbon trong thép chiếm dưới:

  • A. 3%.                                   
  • B. 2%.                   
  • C. 4%.                                   
  • D. 5%.

Câu 2: Chất dùng để phân biệt các dung dịch không màu: HCl, $H_{2}SO_{4}$ loãng, $BaCl_{2}$  là:

  • A. dd NaOH
  • B. dd KOH
  • C. Qùy tím
  • D. dd NaCl

Câu 3: Các dung dịch đều làm quỳ tím chuyển đỏ là

  • A. NaCl, HCl
  • B. HCl, $H_{2}SO_{4}$
  • C. NaOH, KOH
  • D. NaCl, NaOH

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 21,6 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO và FeCO3 bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra hỗn hợp khí B có tỉ khối B có tỉ khối hơi so với He bằng 7,5 và tạo thành 31,75 gam muối clorua. Thành phần % khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là

  • A. 12,96%.
  • B. 53,71%.
  • C. 87,04%.
  • D. 33,33%.

Câu 5: Nung nóng 26,2 gam hỗn hợp kim loại gồm: Mg, Al, Zn trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40,6 gam hỗn hợp 3 oxit. Để hoàn tan hết lượng oxit trên cần V lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị V là

  • A. 1,8 lít.
  • B. 2,24 lít.
  • C. 3,36 lít.
  • D. 0,896 lít.

Câu 6: Thuốc thử để phân biệt 3 dung dịch không màu: H2SO4, HCl, NaOH là

  • A. quỳ tím, NaOH.
  • B. BaCl2, NaCl.
  • C. quỳ tím, BaCl2.
  • D. Ba(OH)2, NaCl.

Câu 7: Khi pha loãng axit sunfuric từ axit đặc người ta phải:

  • A. đổ từ từ axit đặc vào nước
  • B. đổ từ từ nước vào axit đặc
  • C. đổ nhanh axit đặc vào nước
  • D. đổ nhanh nước vào axit đặc

Câu 8: Để nhận biết axit H2SO4 và muối sunfat ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây

  • A. FeCl2.
  • B. Ba(OH)2.
  • C. H2O
  • D. NaOH.

Câu 9: Để nhận biết dung dịch $H_{2{SO_{4}$, người ta thường dùng

  • A. dung dịch NaOH
  • B. dung dịch KCl
  • C. dung dịch $BaCl_{2}$
  • D. dung dịch $CuSO_{4}$

Câu 10: Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng xảy ra là

  • A. đá vôi không tan, có bọt khí thoát ra.
  • B. đá vôi tan, có bọt khí thoát ra.
  • C. đá vôi không tan, không có bọt khí thoát ra.
  • D. đá vôi tan, không có bọt khí thoát ra.

Câu 11: Hiện tượng khi thêm vài giọt dung dịch $H_{2}SO_{4}$ vào dung dịch $BaCl_{2}$ là:

  • A. Xuất hiện kết tủa hồng.                                                  
  • B. Xuất hiện kết tủa trắng.
  • C. Xuất hiện kết tủa xanh lam.                                           
  • D. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ.

Câu 12: Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là

  • A. màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra.
  • B. sủi bọt khí, đường không tan.
  • C. màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt.
  • D. màu trắng của đường chuyển sang màu vàng nâu rồi cuối cùng chuyển thành khối đen xốp bị bọt khí đẩy lên khỏi miệng cốc.

Câu 13: Hoà tan hết 25,2 gam kim loại R trong dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 10,08 lít H2 (đktc). Kim loại R là

  • A. Fe
  • B. Zn
  • C. Mg
  • D. Al

Câu 14: Sản phẩm thu được khi cho Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là

  • A. CuSO4, SO2, H2O.
  • B. CuSO4, H2O.
  • C. CuSO4, H2.
  • D. CuSO4.

Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 6,5 gam một kim loại A chưa rõ hoá trị vào dung dịch axit H2SO4, thì thu được 2,24 lít H2 (đktc). Kim loại A là

  • A. Zn
  • B. Fe
  • C. Mg
  • D. Al

Câu 16: Dung dịch axit clohidric HCl và axit sunfuric H2SO4 làm đổi màu quỳ tím thành màu

  • A. trắng.
  • B. xanh.
  • C. đỏ.
  • D. vàng.

Câu 17: Hóa chất có thể dùng để nhận bết 2 axit HCl và $H_{2}SO_{4}$ ?

  • A. NaOH
  • B.  $Ba(OH)_{2}$
  • C.  Fe
  • D. CaO

Câu 18: Để pha loãng axit sunfuric H2SO4 đặc ta cần thực hiện theo cách nào sau đây?

  • A. Rót từ từ nước vào dung dịch axit.
  • B. Đổ nhanh nước vào dung dịch axit khuấy đều.
  • C. Rót từ từ axit vào nước và khuấy đều.
  • D. Cho cùng lúc cả axit với nước vào cốc.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM HÓA 9 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

CHƯƠNG 3: PHI KIM - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU

CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON. POLIME

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.