Trắc nghiệm hóa học 9 bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 9 bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Khí tự nhiên và khí mỏ dầu ngoài việc được sử dụng làm nhiên liệu còn có ứng dụng trong

  • A. công nghiệp sản xuất gốm, sứ
  • B. công nghiệp sản xuất phân bón
  • C. công nghiệp chế biến thực phẩm
  • D. công nghiệp sản xuất xi măng

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng? Việc sử dụng khí tự nhiên có ưu điểm là

  • A. dễ vận chuyển theo đường ống, nhưng phải sử dụng áp suất cao
  • B. dễ vận chuyển theo đường ống ở áp suất thường
  • C. giá thành rẻ nhưng phải sử dụng áp suất cao
  • D. giá thành đắt hơn so với vận chuyển than đá nhưng dễ vận chuyển bằng các bình chứa khí.

Câu 3: Một loại khí thiên nhiên (Y) chứa 85% metan, 10% etan, 2% N2, và 3% CO2. Phân tử khối trung bình của khí thiên nhiên (Y) là:

  • A. 18,48
  • B. 17,48
  • C. 20,48
  • D. 15,48

Câu 4: Dầu mỏ, khí thiên nhiên được hình thành nhờ

  • A. quá trình phân hủy yểm khí các chất hữu cơ trong cơ thể các sinh vật được tích tụ lại
  • B. các phản ứng hóa học của cacbon hidro ở nhiệt độ cao
  • C. sự thủy phân các chất hữu cơ
  • D. sự phân cắt các phân tử chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.Người ta chưng cất dầu mỏ để thu được xăng, dầu hỏa và các sản phẩm khác.
  • B.Để thu thêm được xăng, người ta tiến hành crăckinh dầu nặng.
  • C.Thành phần chủ yếu của khí tự nhiên là khí oxi.
  • D.Khí dầu mỏ có thành phần gần như khí tự nhiên.

Câu 6: Trong tự nhiên, dầu mỏ có ở đâu?

  • A.Trên biển khơi.
  • B.Trên khí quyển.
  • C.Trong khí metan.
  • D.Trong lòng đất.

Câu 7: Dầu mỏ và khí thiện nhiên của nước ta tập trung chủ yếu ở:

  • A.Miền Bắc
  • B.Miền Nam
  • C.Tây Nguyên
  • D.Lục địa phía Nam

Câu 8: Thành phần chính của khí thiên nhiên là:

  • A.Metan
  • B.Metan và etilen.
  • C.Metan và axetylen.
  • D.Etylen và axetylen. 

Câu 9: Khi chế biến dầu mỏ để tăng thêm lượng xăng  người ta dùng phương pháp

  • A.Chưng cất dầu mỏ.
  • B.Chưng cất không khí lỏng.
  • C.Chưng cất phân đoạn dầu mỏ.
  • D.Crăckinh dầu mỏ.

Câu 10: Ở nông thôn có thể dùng phân gia súc, gia cầm, rác hữu cơ để ủ trong các hầm Bio-gas. Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật yếm khí, chất hữu cơ sẽ phân hủy tạo ra một loại phân bón chất lượng cao. Bio-gas dùng để đun nấu trong gia đình. Nên phát triển các hầm Bio-gas vì

  • A. Vốn đầu tư không lớn.
  • B. Đảm bảo vệ sinh môi trường và mầm các bệnh bị tiêu diệt
  • C. Có nguồn năng lượng sạch và thuận tiện.
  • D. Tất cả các lý do trên.

Câu 11: Cho các câu sau: 

a) Dầu mỏ là một đơn chất. 

b) Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp. 

c) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại Hiđrocacbon. 

d) Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ xác định. 

e) Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau. 

Số câu đúng là

  • A. 1                
  • B. 2
  • C. 3                
  • D. 4

Câu 12: Đốt hoàn toàn V lít (ở đktc) khí thiên nhiên có chứa 96% CH4; 2% N2 và 2% CO2 rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư ta thu được 29,4 gam kết tủa. Giá trị của V là

  • A. 6,53 lít.
  • B. 4,23 lít.
  • C. 7,32 lít.
  • D. 6,72 lít.

Câu 13: Thể tích oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 10 lít khí thiên nhiên chứa 96% metan; 2% nitơ và 2% khí cacbon đioxit là (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).

  • A. 9,6 lít.
  • B. 4,8 lít.
  • C. 19,2 lít.
  • D. 28,8 lít.

Câu 14: Crăckinh dầu mỏ để thu được

  • A. hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon có phân tử khối nhỏ hơn.
  • B.hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon có phân tử khối lớn hơn.
  • C. hiđrocacbon nguyên chất.
  • D. dầu thô.

Câu 15: Dầu mỏ ở nước ta có đặc điểm

  • A. hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn 0,5%.
  • B. hàm lượng lưu huỳnh nhỏ hơn 0,05%.
  • C. hàm lượng lưu huỳnh bằng 0,5%.
  • D. hàm lượng lưu huỳnh lớn hơn 0,5%.

Câu 16: Mỏ dầu thường có bao nhiêu lớp? 

  • A. 1 lớp.
  • B. 2 lớp.
  • C. 4 lớp.
  • D. 3 lớp.

Câu 17: Trong tự nhiên, dầu mỏ có ở

  • A. trên đại dương.
  • B. trong lòng đất.
  • C. trong núi đá.
  • D. trong khí quyển

Câu 18: Nhận xét nào sau đây là đúng về dầu mỏ?

  • A. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, tan trong nước, nhẹ hơn nước.
  • B. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
  • C. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, tan trong nước, nặng hơn nước.
  • D. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu đen, không tan trong nước, nặng hơn nước.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM HÓA 9 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

CHƯƠNG 3: PHI KIM - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU

CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON. POLIME

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.