Câu 1: Các nước Mĩ La-tinh là chỉ khu vực địa lý nào?
- A. Vùng Bắc Mĩ
- B. Vùng Nam Mĩ
- C. Châu Mĩ
-
D. Vùng Trung và Nam Mĩ
Câu 2: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế của các nước Mĩ Latinh có đặc điểm gì nổi bật?
- A. Kinh tế phát triển với tốc độ cao
- B. Vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính mới nổi của thế giới
-
C. Gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp
- D. Khủng hoảng trầm trọng
Câu 3: Tại sao từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, Mĩ-Latinh được xem là một "đại lục núi lửa"?
- A. Vì có nhiều núi lửa đang hoạt động
-
B. Vì một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở nhiều nước Mĩ - La tinh, đấu tranh vũ trang đang diễn ra ở một số nước
- C. Cả hai câu a và b đều đúng
- D. Cả hai câu a và b đều sai
Câu 4: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh ở trong tình trạng như thế nào?
- A. Thuộc địa của Anh, Pháp.
- B. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
- C. Những nước hoàn toàn độc lập.
-
D. Những nước cộng hòa, những nước trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Câu 5: Vì sao cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba?
- A. Vì nó đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo
- B. Vì một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới - trẻ tuổi, đầy nhiệt tình và kiên cường đã ra đời sau sự kiện Môn-ca-đa.
-
C. Cả hai câu a và b đều đúng
- D. Cả hai câu a và b đều sai
Câu 6: Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là gì?
- A. "Đại lục mới trỗi dậy"
-
B. "Đại lục bùng cháy"
- C. Đại lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhất
- D. "Đại lục bùng cháy" và "Đại lục mới trỗi dậy"
Câu 7: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh là thuộc địa của nước nào?
- A. Tây Ban Nha
- B. Bồ Đào Nha
-
C. Mĩ
- D. Anh
Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là:
- A. chế độ phân biệt chủng tộc.
- B. chủ nghĩa thưc dân kiểu cũ.
- C. giai cấp địa chủ phong kiến.
-
D. chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
Câu 9: Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A. 135 thanh niên yêu nước do Phiden Catsxtorô chỉ huy tấn công trại lính Moncada
-
B. chế dộ độc tài Batixta bị lật đổ
- C. chế độ độc tài Batixta được thiết lập
- D. cuộc tấn công của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn
Câu 10: Quốc gia nào được coi như “ngọn cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh?
- A.Chi-lê
- B. Ni-ca-ra-goa
- C. Bô-li-vi-a
-
D. Cu-ba
Câu 11: Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian nào?
- A. Những năm 60 của thế kỉ XX.
- B. Những năm 70 của thế kỉ XX.
- C. Những năm 80 của thế kỉ XX.
-
D. Những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX.
Câu 12: Phi-đen Cát-xtơ- rô tuyên bố Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nào?
- A. Đất nước đã lật đổ chế độ độ tài Ba-tix-ta.
- B. Trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại biên Hi-rôn.
- C. Bị Mĩ bao vây cấm vận.
- D. Mất nguồn viện trợ to lớn từ khi Liên Xô tan rã.
Câu 13: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức nào?
- A. Bãi công của công nhân.
- B. Khởi nghĩa nông dân.
-
C. Đấu tranh vũ trang.
- D. Đấu tranh chính trị.
Câu 14: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh diễn ra dưới hình thức nào?
- A. Bãi công của công nhân.
- B. Đấu tranh chính trị.
-
C. Đấu tranh vũ trang.
- D. Sự nỗi dậy của người dân.
Câu 15: Phi-đen Cát-xtơ- rô tuyên bố Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nào?
- A. Đất nước đã lật đổ chế độ độ tài Ba-tix-ta.
-
B. Trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại biên Hi-rôn.
- C. Bị Mĩ bao vây cấm vận.
- D. Mất nguồn viện trợ to lớn từ khi Liên Xô tan rã.
Câu 16: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh có thể chia ra các giai đoạn nào sau đây?
- A. 1945 - 1954, 1954 - 1975, 1975 đến nay.
- B. 1945 - 1959, 1959 - 1975, 1975 đến nay.
- C. 1945 - 1954, 1954 - 1959, 1959 -1980, 1980 đến nay.
-
D. 1945 - 1959,1959 đến cuối những năm 80, cuối những năm 80 đến nay.
Câu 17: Sự kiên mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba là sự kiện nào?
- A. Phi-đen sang Mê-hi-cô thành lập “Phong trào 27 – 7”.
- B. Phi-đen trở về nước.
-
C. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa.
- D. Cuộc đấu tranh ở Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra.
Câu 18: Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai?
- A. N. Manđêla
-
B. Phiđen Cátxtơrô
- C. G Nêru
- D. M. Ganđi
Câu 19: Nội dung nào dưới đây không thuộc cải cách dân chủ ở Cu-ba?
- A. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản nước ngoài.
- B. Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp.
- C. Thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục.
-
D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.
Câu 20: Sau khi giành được độc lập, Cu-ba tiến hành xây dựng đất nước theo mô hình:
-
A. chủ nghĩa xã hội
- B. tư bản chủ nghĩa.
- C. nhà nước cộng hòa.
- D. nhà nước liên bang.
Câu 21: Quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Cu-ba sau chiến tranh như thế nào?
-
A. Mĩ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Cu-ba.
- B. Mĩ không quan hệ ngoại giao với Cu-ba.
- C. Nhanh chóng bình thường hóa quan hệ.
- D. Thiết lập quan hệ ngoại giao.
Câu 22: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Đại lục bùng cháy"?
- A. Ở đây thường xuyên xảy ra cháy rừng.
-
B. Ở đây nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống đế quốc Mĩ.
- C. Ở đây có cuộc cách mạng nổi tiếng Cu Ba bung nổ.
- D. Ở đây các nước đế quốc tấn công vào nước Mĩ.