Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đâu không phải là nội dung của kế hoạch Rơve do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1949?

  • A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4
  • B. Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La)
  • C. Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần 2 để nhanh chóng kết thúc chiến tranh
  • D. Gấp rút tập trung quân Âu - Phi để xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh

Câu 2: Hai báo cáo được nêu ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) là  

  • A. Báo cáo chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
  • B. Cương lĩnh chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
  • C. Báo cáo chính trị và cương lĩnh cách mạng Việt Nam
  • D. Cương lĩnh chính trị và cương lĩnh cách mạng Việt Nam

Câu 3: Hành lang Đông- Tây do Pháp- Mĩ xây dựng đã bị quân dân Việt Nam chọc thủng ở vị trí nào?  

  • A. Sơn La
  • B. Hòa Bình
  • C. Hà Nội
  • D. Hải Phòng

Câu 4:  Vị trí nào được Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

  • A. Cao Bằng
  • B. Thất Khê
  • C. Đông Khê
  • D. Na Sầm

Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu việc Mĩ bắt đầu dính líu và can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương?

  • A. Kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương
  • B. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơve
  • C. Kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ
  • D. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Đờlát đơTátxinhi

Câu 6: Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 khác với chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 ở điểm đây là chiến dịch

  • A. có quy mô lớn đầu tiên do quân đội ta chủ động mở.
  • B. phòng thủ có quy mô của quân đội ta.
  • C. có quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta.
  • D. có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước.

Câu 7: Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

  • A. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta
  • B. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô của quân đội ta
  • C. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước
  • D. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên do quân đội ta chủ động mở

Câu 8: Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 đã làm thay đổi quyền chủ động về chiến lược ở Đông Dương như thế nào?

  • A. Pháp ngày càng lùi sâu vào thế phòng ngự, bị động ở vùng rừng núi.
  • B. Việt Nam giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
  • C. Pháp giành lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
  • D. Việt Nam giành quyền chủ động chiến lược trên toàn Đông Dương.

Câu 9: Trong các sự kiện chính trị sau đây, sự kiện nào có tính chất quyết định nhất đưa cuộc kháng chiến chống Pháp 1950 - 1953 tiến lên?

  • A. Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào thành lập.
  • B. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (5/1951).
  • C. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (3/1951).
  • D. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951).

Câu 10: Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi năm 1950 được xây dựng dựa trên cơ sở nào?

  • A. Sự lớn mạnh của chính quyền Bảo Đại.
  • B. Kinh tế Pháp phát triển.
  • C. Kinh nghiệm chỉ huy của Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi.
  • D. Nguồn viện trợ của Mĩ.

Câu 11: Năm 1950, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve với mục đích

  • A. mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào căn cứ địa Việt Bắc.
  • B. cô lập căn cứ địa Việt Bắc, thiết lập hành lang Đông - Tây.
  • C. nhận được viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ, tiến hành khóa cửa biên giới Việt - Trung.
  • D. khóa cửa biên giới Việt - Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc, thiết lập hành lang Đông - Tây.

Câu 12: Ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông với mục đích gì?

  • A. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung.
  • B. Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc.
  • C. Bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.
  • D. Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp.

Câu 13: Trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương (1945-1954), Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mĩ là do

  • A. kinh tế tài chính Pháp bị khủng hoảng.
  • B. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam.
  • C. Pháp bị thất bại trên khắp chiến trường Việt Nam ở Đông Dương.
  • D. cách mạng Trung Quốc thắng lợi, giúp đỡ cuộc kháng chiến của Việt Nam.

Câu 14:Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 đã làm thay đổi quyền chủ động về chiến lược ở Đông Dương như thế nào?

  • A. Ta giành quyền chủ động chiến lược trên toàn Đông Dương.
  • B. Quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ thuộc về ta.
  • C. Pháp giành lại thế chủ động ở Bắc Bộ.
  • D. Pháp càng lún sâu vào thế bị động ở vùng rừng núi.

Câu 15: Trong chiến dịch Biên giới, trận đánh nào mang tính chất ác liệt và có ý nghĩa nhất?

  • A. Phục kích đánh địch từ Cao Bằng rút chạy
  • B. Phục kích đánh địch trên đường số 4
  • C. Đông Khê
  • D. Thất Khê

Câu 16: Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới 1950 nhằm

  • A. khai thông biên giới, con đường liên lạc quốc tế giữa ta và Trung Quốc với các nước dân chủ thế giới.
  • B. để đánh bại kế hoạch Rơ-ve.
  • C. tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc khởi nghĩa của ta tiến lên một bước.
  • D. tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt - Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng.

Câu 17: Để bồi dưỡng sức dân, đầu năm 1953 Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định

  • A. đẩy mạnh sản xuất và chấn chỉnh chế độ thuế khóa.
  • B. đẩy mạnh cải cách mộng đất và thực hành tiết kiệm.
  • C. phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
  • D. mở cuộc vận động tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.

Câu 18: Việc Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương đã chứng tỏ Mĩ

  • A. hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dương.
  • B. từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
  • C. đã bước đầu nhóm ngó Đông Dương.
  • D. chính thức xâm lược Đông Dương.

Câu 19: Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, cuối năm 1950 Pháp đề ra kế hoạch Đờ-lát Đơ Tát-xi-nhi với mong muốn

  • A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.                    
  • B. kết thúc chiến tranh trong danh dự.               
  • C. tiến tới ký một hiệp định có lợi cho Pháp.
  • D. giữ vững quyền chủ động về chiến lược.

Câu 20: Ai là anh hùng trí thức được biểu dương trong Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (5/1951)?

  • A. Trần Đại Nghĩa.
  • B. Nguyễn Quốc Trị.
  • C. Hoàng Oanh.
  • D. Ngô Gia Khảm.

Câu  21: Chiến dịch của ta trong kháng chiến chống Pháp đã làm phá sản kế hoạch Rơ-ve là chiến dịch

  • A. Việt Bắc thu-đông 1947.
  • B. Biên giới thu-đông 1950.
  • C. Điện Biên Phủ năm 1954.
  • D. Tây Bắc 1952.

Câu 22: Từ năm 1951 đến 1953, quân ta liên tiếp giành thắng lợi trên mặt trận quân sự, trong đó quan trọng nhất là chiến dịch

  • A. Trung Du.
  • B. Tây Bắc.
  • C. Hòa Bình.
  • D. Đường số 18.

Câu 23: Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng được Chủ Tịch Hồ Chí Minh vạch ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) là gì ?

  • A. "Tiêu diệt bọn thực dân Pháp xâm lược, giúp nhân dân Campuchia tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược, giành thắng lợi hoàn toàn".
  • B. "Tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược, đánh bại bọn can thiệp Mĩ".
  • C. "Tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược, giành thắng lợi hoàn toàn".
  • D. "Tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược, đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành độc lập, thống nhất hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới".

Câu 24: Chiến dịch mà quân ta giành được thắng lợi lớn nhất trong những năm 1951-1953 là chiến dịch

  • A. Tây Bắc.
  • B. Trung du.
  • C. Hòa Bình.
  • D. Hà-Nam-Ninh

Câu 25: Cánh quân bộ của địch xuất phát từ đâu tiến lên đánh Hòa Bình?

  • A. Thái Nguyên.
  • B. Lai Châu.
  • C. Hà Nội.
  • D. Hà Giang

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.