Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 16: Hoạt động Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925 (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 16: Hoạt động Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo nào?  

  • A. Đời sống công nhân.
  • B. Người cùng khổ (Le Paria).
  • C. Nhân đạo.
  • D. Sự thật.

Câu 2: Năm 1919, bản Yêu sách của nhân dân An Nam đã được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị quốc tế nào?  

  • A. Hội nghị Véc- xai
  • B. Hội nghị Oasinhtơn
  • C. Hội nghị Pari
  • D. Hội nghị Pốtxđam

Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đã đến với chủ nghĩa cộng sản?

  • A. Tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).
  • B. Đọc bản sơ khảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920).
  • C. Gửi đến Hội nghị Vecxai bản Yêu sách tám điểm của nhân dân An Nam (1919).
  • D. Tham dự và nhiều lần trình bày tham luận tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924).

Câu 4: Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về

  • A. đối tượng cách mạng. 
  • B. lực lượng cách mạng. 
  • C. mục tiêu trước mắt.
  • D. khuynh hướng chính trị. 

Câu 5: Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người

  • A. tham dự thành lập Hội liên hiệp thuộc địa. 
  • B. gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai.
  • C. dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. 
  • D. dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp. 

Câu 6: Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc đi theo khuynh hướng vô sản, lịch sử Việt Nam từng chứng kiến những khuynh hướng cứu nước nào diễn ra không thành công?

  • A. Khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản (những năm đầu thế kỉ XX).
  • B. Khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. 
  • C. Khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản (hai thập kỉ đầu trong thế kỉ XX).
  • D. Khuynh hướng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) và khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX).

Câu 7: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là gì?

  • A. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. 
  • B. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
  • C. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
  • D. Khẳng con đường cứu nước mới, đúng đắn là khuynh hướng vô sản. 

Câu 8: Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1921 - 1924 có ý nghĩa gì?

  • A. Bước đầu chuẩn bị về cán bộ, tổ chức cho sự ra đời một chính đảng cộng sản ở Việt Nam. 
  • B. Trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời một chính đảng cộng sản Việt Nam
  • C. Bước đầu chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời một chính đảng cộng sản ở Việt Nam. 
  • D. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 

Câu 9: So với những những bậc tiền bối, con đường cứu nước ở Nguyễn Ái Quốc khác ở điểm 

  • A. sang phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu thực dân Pháp.
  • B. học tập Nhật Bản và phương Tây để tìm ra con đường cứu nước mới.
  • C. tiếp thu luồng tư tưởng văn hóa phương Tây, áp dụng vào Việt Nam.
  • D. đi nhiều nước trên thế giới, cảm thông, thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân các nước thuộc địa.

Câu 10: Nguyễn Ái Quốc đã gửi văn bản nào tới Hội nghị Véc-xai (1919)?

  • A. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
  • B. Tác phẩm Đường Kách Mệnh.
  • C. Những bài viết in trên báo Người cùng khổ.
  • D. Bản án chế độ thực dân Pháp.

Câu 11: Tháng 6 năm 1925, tổ chức yêu nước nào dưới đây được thành lập?

  • A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập.
  • B. Sự thành lập của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng.
  • C. Sự ra đời của tổ chức Tân Việt cách mạng đảng.
  • D. Tổ chức Tâm tâm xã ra đời.

Câu 12: Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa nhằm mục đích gì?

  • A. Đấu tranh loại trừ chủ nghĩa cơ hội.
  • B. Đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.
  • C. Giúp cho việc thành lập Đảng vô sản ở các nước thuộc địa.
  • D. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin đến các dân tộc thuộc địa.

Câu 13: Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản về nhận thức thông qua sự kiện

  • A. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
  • B. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc đia.
  • C. Đọc bản Sơ thảo luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
  • D. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Véc-xai.

Câu 14: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời gian nào, ở đâu?

  • A. Tháng 5 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).
  • B. Tháng 6 - 1925 ở Hương Quảng (Trung Quốc).
  • C. Tháng 6 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).
  • D. Tháng 7 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

Câu 15: Từ việc bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Véc-xai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc

  • A. chỉ có thể đi theo con đường cách mạng vô sản.
  • B. chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
  • C. phải liên hệ mật thiết với phong trào công nhân quốc tế.
  • D. phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 16: Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người

  • A. gừi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai.
  • B. dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
  • C. tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
  • D. dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.

Câu 17: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920) là mốc đánh dấu

  • A. sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới.
  • B. sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.
  • C. bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
  • D. bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 18: Cuối năm 1924 đã diễn ra sự kiện gì gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?

  • A. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm "Đường kách mệnh".
  • B. Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu - Trung Quốc.
  • C. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Việt nam Cách mạng Thanh niên.
  • D. Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.

Câu 19: Để nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác-Lê nin và Cách mạng tháng Mười Nga, từ năm 1920 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở nước nào?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Anh.
  • C. Pháp.
  • D. Liên Xô.

Câu 20: Con đường đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường cứu nước của lớp người đi trước ở điểm Người đi sang

  • A. phương Tây tìm đường cứu nước.
  • B. châu Mĩ tìm đường cứu nước.
  • C. phương Đông tìm đường cứu nước.
  • D. châu Phi tìm đường cứu nước.

Câu 21: Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn là khi Người

  • A. thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925).
  • B. đưa yêu cầu đến Hội nghị Véc-xai (18-6-1919).
  • C. đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
  • D. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).

Câu 22: Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 có đặc điểm là quá trình

  • A. chuẩn bị thực hiện chủ trương "vô sản hóa" để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
  • B. thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam.
  • C. truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
  • D. chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930).

Câu 23: Nội dung cốt lõi trong bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai là đòi chính phủ Pháp và các nước Đồng minh làm gì?

  • A. Thừa nhận quyền tự do báo chí, tự do hội họp, tự do ngôn luận của dân tộc Việt Nam.
  • B. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, nới lỏng ách cai trị ở thuộc địa.
  • C. Thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
  • D. Trao trả độc lập dân tộc, rút khỏi Việt Nam.

Câu 24: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã cho ra

  • A. báo Thanh niên.
  • B. "Đường Kách mệnh".
  • C. "Đời sống công nhân".
  • D. "Bản án chế độ thực dân Pháp".

Câu 25: Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế lần thứ III vì đây là tổ chức

  • A. đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
  • B. bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa.
  • C. giúp nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp.
  • D. chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.