Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939(P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Đảng Cộng sản Đông Dương trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau?  

  • A. Phải xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi
  • B. Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh phong phú
  • C. Nhạy bén trong giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược và sách lược
  • D. Phải biết tranh thủ những điều kiện khách quan thuận lợi

Câu 2: Đâu không phải lý do khẳng định phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính dân tộc?  

  • A. Kẻ thù của phong trào là bộ phận nguy hiểm nhất của dân tộc
  • B. Các quyền dân chủ thực chất là quyền lợi mỗi dân tộc cần phải có
  • C. Phong trào là bước chuẩn bị tất yếu cho sự phát triển của cách mạng ở giai đoạn sau
  • D. Phong trào có sự đoàn kết với cả lực lượng ngoại kiều ở Đông Dương chống phát xít

Câu 3: Đâu không phải là phong trào được tiến hành trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939?  

  • A. Đông Dương đại hội
  • B. Đón phái viên và toàn quyền mới
  • C. Đấu tranh báo chí
  • D. Cuộc tấn công vào khu Đấu Xảo (Hà Nội)

Câu 4: Mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện” là hình thức đấu tranh của phong trào nào trong năm 1937?  

  • A. Phong trào Đông Dương đại hội
  • B. Đón rước phái viên và toàn quyền mới
  • C. Đấu tranh nghị trường
  • D. Đấu tranh báo chí

Câu 5: Sự ra đời và lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số quốc gia đã tạo ra nguy cơ gì đối với nhân loại?  

  • A. Chiến tranh cục bộ
  • B. Chiến tranh hạt nhân
  • C. Chiến tranh xâm lược
  • D. Chiến tranh thế giới

Câu 6: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm quyền ở những quốc gia nào?  

  • A. Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản
  • B. Đức, Italia, Nhật Bản
  • C. Đức, Tây Ban Nha, Italia
  • D. Đức, Áo- Hung

Câu 7: Nội dung nào không phải là mục đích của Đảng ta khi tham gia đấu tranh nghị trường trong những năm 1936-1939?

  • A. Mở rộng công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng.
  • B. Đấu tranh cho quyền lợi của quần chúng.
  • C. Vạch trần chính sách thuộc địa phản động của Pháp.
  • D. Lật đổ chính quyền thực dân.

Câu 8: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1939?

  • A. Mở đầu cho Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  • B. Được xem là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.
  • C. Đường lối của Đảng và chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá trong các tầng lớp nhân dân.
  • D. Tổ chức được một đội quân chính trị quần chúng hàng triệu người.

Câu 9: Mục tiêu đấu tranh trong những năm 1936 - 1939 được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là gì?

  • A. Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc.
  • B. Tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
  • C. Đánh đổ đế quốc - phát xít.
  • D. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

Câu 10: Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào Đông Dương Đại hội (1936) là

  • A. biểu tình.
  • B. đấu tranh nghị trường.
  • C. đấu tranh báo chí.
  • D. gửi dân nguyện.

Câu 11: Vì sao trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Đông Dương có sự điều chỉnh về đường lối và phương pháp đấu tranh?

  • A. Tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi lớn.
  • B. Hoàn cảnh thế giới và trong nước thay đổi so với trước.
  • C. Thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
  • D. Sự nhạy bén với thời cuộc của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 12: Bài học nào được rút ra từ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Đông Dương còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay?

  • A. Linh hoạt các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao.
  • B. Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
  • C. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng nước ta.
  • D. Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Câu 13: Nội dung nào không phải là nhiệm vụ trước mắt được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định trong những năm 1936-1939?

  • A. Tự do - cơm áo - hòa bình.
  • B. Chỉ chống phát xít Nhật.
  • C. Tạm gác khẩu hiệu "Độc lập dân tộc" và "Người cày có ruộng".
  • D. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai.

Câu 14: Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập năm 1936 với mục đích

  • A. tập hợp giai cấp tư sản, tiểu tư sản và địa chủ.
  • B. liên minh công nông đoàn kết với tư sản.
  • C. nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ.
  • D. tập hợp liên minh công nông.

Câu 15: Đảng Cộng sản Đông Dương phát động phong trào "Đông Dương đại hội" trong những năm 1936 - 1939 nhằm mục đích gì?

  • A. Thành lập lực lượng vũ trang.
  • B. Thu thập nguyện vọng của dân, chuẩn bị triệu tập Đông Dương đại hội.
  • C. Xây dựng lực lượng chính trị.
  • D. Chuẩn bị các điều kiện để khởi nghĩa.

Câu 16: Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936-1939 thực sự là một

  • A. cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • B. cao trào cách mạng dân tộc dân chủ.
  • C. cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
  • D. cuộc tuyên truyền vận động chủ nghĩa Mác-Lê nin.

Câu 17: Khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện, Quốc tế Cộng sản đã có chủ trương gì để tập hợp lực lượng cách mạng thế giới?

  • A. Thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.
  • B. Thành lập Đảng Cộng sản ở các nước.
  • C. Thành lập các tổ chức công đoàn.
  • D. Kêu gọi vô sản các nước đoàn kết lại.

Câu 18: Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?

  • A. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng viên được nâng cao.
  • B. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng trong quần chúng nhân dân.
  • C. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của đông đảo quần chúng và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.
  • D. Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh.

Câu 19: Phong trào Đông Dương đại hội đã vận dụng hình thức đấu tranh nào?

  • A. Công khai, hợp pháp.
  • B. Bất hợp pháp.
  • C. Công khai, bất hợp pháp.
  • D. Bán công khai, bán hợp pháp.

Câu 20: Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập với mục đích gì?

  • A. Tập hợp liên minh công nông.
  • B. Tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ.
  • C. Liên minh công nông đoàn kết với tư sản.
  • D. Liên minh tư sản, tiểu tư sản và địa chủ.

Câu 21: Trong những nội dung dưới đây, ý nào chưa đúng khi nói về phong trào dân chủ 1936 - 1939?

  • A. Ngày 1-5-1938, Tổng bãi công của công nhân công ty than Hòn Gai.
  • B. Nhiệm vụ cách mạng được Đảng xác định trong thời kì 1936-1939 là đánh đổ đế quốc giành độc lập, đánh đổ phong kiến thực hiện người cày có ruộng.
  • C. Tên gọi của Mặt trận thống nhất thời kì 1936-1939 là Mặt trận dân chủ Đông Dương.
  • D. Trong những năm 1936-1939, phong trào đấu tranh cách mạng là kết hợp khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.

Câu 22: Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 là

  • A. đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
  • B. đòi độc lập dân tộc và tự do dân chủ.
  • C. giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân.
  • D. đánh đổ đế quốc để giành độc lập tự do.

Câu 23: Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước nhằm mục đích gì?

  • A. Chống đế quốc thực dân.
  • B. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.
  • C. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  • D. Giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa.

Câu 24: Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936-1939 là gì?

  • A. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
  • B. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày.
  • C. Chống đế quốc Pháp và bọn phản động thuộc địa.
  • D. Đánh đuổi đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập.

Câu 25: Tình hình kinh tế Việt Nam những năm sau khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là

  • A. kinh tế vẫn trì trệ, công nghiệp gần như tê liệt.
  • B. thương nghiệp dần được phục hồi, chủ yếu là hoạt động xuất khẩu nông phẩm và khoáng sản.
  • C. kinh tế phát triển, khả năng độc lập cao.
  • D. kinh tế từng bước phục hồi và phát triển theo hướng tập trung vào các ngành phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.