Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Bài học kinh nghiệm nào là lớn nhất của khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì được Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng trong cuộc cách mạng tháng Tám (1945)?  

  • A. Phải xây dựng được một lực lượng vũ trang hùng hậu
  • B. Khởi nghĩa phải nổ ra đồng loạt
  • C. Khởi nghĩa phải có sự chuẩn bị chu đáo, nổ ra đúng thời cơ
  • D. Phải tranh thủ những điều kiện khách quan thuận lợi

Câu 2:  Lý do chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải đồng ý bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương?

  • A. Quân Pháp ở Đông Dương không đủ khả năng để chống lại Nhật
  • B. Pháp muốn giữ thế hòa hoãn tạm thời để chờ cơ hội phản công
  • C. Nước Pháp đã bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ Đờgôn phải lưu vong
  • D. Do phe Trục đang chiếm ưu thế trên thế giới

Câu 3: Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và khởi nghĩa Nam Kì (11-1940)?  

  • A. Nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta
  • B. Giáng đòn mạnh vào thực dân Pháp, phát xít Nhật
  • C. Chứng tỏ đường lối chuyển hướng của Đảng Cộng sản Đông Dương là đúng đắn
  • D. Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân thế giới

Câu 4: Hậu quả nghiêm trọng nhất từ chính sách cướp bóc của Pháp - Nhật đối với nhân dân Việt Nam là gì?  

  • A. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng
  • B. Khoảng 2 triệu người dân Việt Nam chết đói
  • C. Cách mạng bùng nổ trong cả nước
  • D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

Câu 5: Tình hình Việt Nam từ năm 9-1940 đến trước ngày 9-3-1945 có đặc điểm gì nổi bật?  

  • A. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố đẫm máu phong trào cách mạng Việt Nam
  • B. Đông Dương trở thành thị trường độc chiếm của phát xít Nhật
  • C. Chiến tranh Pháp - Nhật ở Đông Dương
  • D. Pháp - Nhật câu kết với nhau để thống trị, bóc lột nhân dân Việt Nam

Câu 6: Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11-1940) nổ ra trong bối cảnh lịch sử nào?  

  • A. Quân Pháp dùng người Việt làm bia đỡ đạn trong cuộc xung đột với Xiêm
  • B. Nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, cơ hội để nhân dân Việt Nam nổi dậy đã đến
  • C. Quân Nhật mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Nam Bộ
  • D. Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động khởi nghĩa ở Nam Kì

Câu 7: Tháng 9-1940, ở Đông Dương đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?  

  • A. Phát xít Nhật vào Đông Dương
  • B. Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương
  • C. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương
  • D. Nhật đầu hàng hoàn toàn quân Đồng minh

Câu 8: Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì để vơ vét tối đa những nguồn lợi ở Đông Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai? 

  • A. Kinh tế tập trung
  • B. Kinh tế chỉ huy
  • C. Kinh tế mới
  • D. Kinh tế thời chiến

Câu 9: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã tạo ra nguy cơ gì đối với thực dân Pháp ở Đông Dương?  

  • A. Phong trào cách mạng ở thuộc địa bùng nổ, bị Nhật hất cẳng
  • B. Bị phát xít Đức tiêu diệt
  • C. Phải chia sẻ quyền lợi ở Đông Dương với phát xít Nhật
  • D. Nguồn thu lợi nhuận từ Đông Dương bị suy giảm

Câu 10: Nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của khởi nghĩa Nam Kì là

  • A. chưa có sự chuẩn bị đầy đủ lực lượng chính trị và vũ trang.
  • B. kế hoạch khởi nghĩa bị lộ.
  • C. thực dân Pháp quá mạnh.
  • D. Trung ương Đảng ra lệnh dừng cuộc khởi nghĩa.

Câu 11: Ý nghĩa quan trọng của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì là

  • A. để lại nhiều bài học quý cho cách mạng.
  • B. thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  • C. báo hiệu cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp - Nhật bắt đầu.
  • D. thể hiện khả năng đấu tranh bằng vũ trang của nhân dân ta.

Câu 12: Nguyên nhân cơ bản dẫn tới bùng nổ những cuộc nổi dậy đầu tiên chống Pháp, Nhật của nhân dân ta là do

  • A. mâu thuẫn dân tộc gay gắt.
  • B. nhân dân ta có tinh thần đấu tranh cách mạng.
  • C. mâu thuẫn giai cấp căng thẳng.
  • D. hai tầng áp bức bóc lột của Pháp - Nhật.

Câu 13: Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Nam Kì và khởi nghĩa Bắc Sơn là

  • A. tịch thu tài sản của đế quốc và tay sai cho dân nghèo.
  • B. nhân cơ hội Nhật tiến vào Đông Dương, Pháp phải nhượng cho Nhật một số quyền lợi.
  • C. nổ ra khi thời cơ chưa chín muồi.
  • D. thành phần tham gia là binh lính.

Câu 14: Khi quân Nhật vượt biên giới Việt - Trung tiến vào miền Bắc Việt Nam, quân Pháp có thái độ và hành động gì?

  • A. Kiên quyết đấu tranh chống quân Nhật.
  • B. Phối hợp cùng nhân dân ta đấu tranh chống quân Nhật.
  • C. Vừa chống Nhật, vừa bắt tay với chúng để đàn áp nhân dân Đông Dương.
  • D. Nhanh chóng đầu hàng, câu kết với Nhật cùng thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương.

Câu 15: Pháp phải kí hiệp ước thừa nhận phát xít Nhật có quyền sử dụng sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích gì?

  • A. Phát xít Nhật phát động chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương.
  • B. nhân dân Đông Dương đấu tranh mạnh mẽ.
  • C. Thực dân Pháp muốn cùng phát xít Nhật bóc lột được nhiều hơn.
  • D. Phát xít Nhật lấn át Pháp ở Việt Nam.

Câu 16: Nội dung của Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương là gì?

  • A. Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương với mục đích quân sự.
  • B. Pháp phải cung cấp lương thực cho Nhật khi Nhật ở Đông Dương.
  • C. Nhật và Pháp hợp tác về mọi mặt.
  • D. Pháp phải nhường cho Nhật một số thuộc địa ở châu Phi.

Câu 17: Nội dung nào không phải chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trong thời kì Nhật vào Đông Dương?

  • A. Thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy.
  • B. Thu mua lương thực với giá rẻ mạt.
  • C. Tăng các loại thuế.
  • D. Tăng cường đầu cơ tích trữ.

Câu 18: Cơ hội nào đã tạo điều kiện cho Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa?

  • A. Quân Pháp ở Lạng Sơn đầu hàng quân Nhật.
  • B. Quân Nhật tiến đánh quân Pháp trên toàn Đông Dương.
  • C. Quân Nhật cho quân tiến sát biên giới Việt - Trung.
  • D. Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân đội Pháp thua chạy.

Câu 19: Một trong những nguyên nhân khiến cuộc khởi nghĩa Nam Kì bị thất bại là

  • A. quân Pháp - Nhật cấu kết với nhau đàn áp cuộc khởi nghĩa.
  • B. trước ngày khởi nghĩa, một số cán bộ chỉ huy bị bắt, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ.
  • C. Pháp siết chặt vòng vây, khiến cho cuộc khởi nghĩa khó phát triển thành phong trào.
  • D. lãnh đạo cuộc khởi nghĩa còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm.

Câu 20: Trước sự phát triển mạnh mẽ của khởi nghĩa Bắc Sơn, Nhật đã có hành động gì?

  • A. Thỏa hiệp với Pháp để Pháp quay trở lại đàn áp cuộc khởi nghĩa.
  • B. Không quan tâm đến cuộc khởi nghĩa, vì đây là việc của Pháp.
  • C. Nhanh chóng mua chuộc lãnh tụ của khởi nghĩa Bắc Sơn.
  • D. Trực tiếp đàn áp cuộc khởi nghĩa.

Câu 21: Khi Nhật tiến đánh Lạng Sơn (tháng 9 - 1940), Pháp đã có hành động gì?

  • A. Kiên quyết chống trả.
  • B. Phối hợp với quân đội của triều đình, đánh tan quân Nhật.
  • C. Mua chuộc Nhật.
  • D. Đầu hàng Nhật, mở cửa cho Nhật vào Đông Dương.

Câu 22: Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn là gì?

  • A. Sự áp bức, bóc lột tàn bạo của Pháp.
  • B. Quân Pháp trên đường thua chạy đã rút qua châu Bắc Sơn.
  • C. Sự áp bức, bóc lột tàn bạo của Pháp và Nhật.
  • D. Quân Nhật trên đường thua chạy đã rút qua châu Bắc Sơn.

Câu 23: Trước tình hình Nhật chuẩn bị xâm lược Đông Dương, Pháp ở Đông Dương đứng trước hai nguy cơ là

  • A. bị Nhật hất cẳng khỏi Đông Dương và sự phát triển của phong trào dân chủ ở Đông Dương.
  • B. bị Nhật hất cẳng khỏi Đông Dương và sự bùng nổ cao trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Dương.
  • C. bị Nhật thâu tóm và sự khống chế của triều đình phong kiến Việt Nam.
  • D. bị Nhật xâm lược và phong trào cách mạng ở chính quốc bùng nổ

Câu 24: Sự áp bức, bóc lột dã man của Nhật - Pháp đã dẫn đến hậu quả to lớn là mâu thuẫn giữa toàn thể

  • A. các dân tộc Đông Dương với Nhật - Pháp sâu sắc.
  • B. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp - Nhật sâu sắc.
  • C. các dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc.
  • D. nhân dân Việt Nam với phát xít Nhật sâu sắc.

Câu 25: Nội dung nào không phải là hậu quả của chính sách bóc lột và thống trị của Pháp - Nhật?

  • A. Nhân dân ta được khuyến khích phát triển kinh tế.
  • B. Nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng kiệt quệ.
  • C. Mọi tầng lớp nhân dân đều tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • D. Đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng điêu đứng, khổ cực.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.