Câu 1: Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu phải làm gì?
- A. Tiến hành cải cách nền kinh tế.
- B. Nhận viện trợ từ Mĩ.
- C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ.
- D. Trở lại xâm lược thuộc địa.
Câu 2: “Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là gì?
- A. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”.
- B. “Kế hoạch khôi phục nền kinh tế châu Âu”.
- C. “Kế hoạch trợ giúp châu Âu”.
- D. “Kế hoạch phục hưng châu Âu”.
Câu 3: Để nhận được viện trợ theo “Kế hoạch Mác-san”, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?
- A. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập trên thị trường châu Âu.
- B. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.
- C. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
- D. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ.
Câu 4: Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?
- A. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.
- B. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
- C. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu.
- D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.
Câu 5: Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm mục đích gì?
- A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
- C. Chống Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam.
- D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 6: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những nước nào phân chia chiếm đóng lãnh thổ nước Đức?
- A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật.
- B. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản.
- C. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
- D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh.
Câu 7: Việc các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) làm cho tình hình châu Âu:
- A. ổn định và có điều kiện phát triển.
- B. có sự đối đầu gay gắt giữa các nước.
- C. trở nên căng thẳng.
- D. có nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.
Câu 8: Cộng hòa Dân chủ Đức sát nhập vào CHLB Đức vào thời gian nào?
- A. 03/09/1990.
- B. 03/10/1990.
- C. 03/11/1990.
- D. 03/12/1990.
Câu 9: Những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Đức vươn lên đứng thứ mấy trên thế giới tư bản?
- A. Thứ nhất
- B. Thứ hai
- C. Thứ ba
- D. Thứ tư
Câu 10: Đến năm 1999 số nước thanh viên của Liên minh châu Âu là:
- A. 14 nước.
- B. 15 nước
- C. 16 nước.
- D. 17 nước
Câu 11: Tổ chức liên kết khu vực ra đời đầu tiên là tổ chức nào?
- A. Cộng đồng châu Âu.
- B. Cộng đồng than thép châu Âu.
- C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
- D. Liên minh châu Âu.
Câu 12: Các thành viên đầu tiên của Khối Thị trường chung châu Âu (EEC) gồm:
- A. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan
- B. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha
- C. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Luc-xem-bua
- D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha
Câu 13: Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời có ý nghĩa tích cực nhất là gì?
- A. Tạo ra một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
- B. Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, tài chính với Mĩ và Nhật Bản.
- C. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.
- D. Phát hành đồng tiền chung.
Câu 14: họp hội nghị cấp cao giữa các nước EC họp tại Ma-xtrich quyết định đổi tên Cộng đồng châu Âu (EC) thành:
- A. Cộng đồng châu Âu.
- B. Cộng đồng than thép châu Âu.
- C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
- D. Liên minh châu Âu.
Câu 15: Đặc điểm nào sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai là biểu hiện tích cực nhất trong thế giới tư bản?
- A. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.
- B. Sự "nhất thể hóa quốc tế" trong nền Kinh tế.
- C. Sự khai thác những thành tựu khoa học kĩ thuật để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
- D. Sự phát triển về văn hóa, giáo dục, văn học nghệ thuật.
Câu 16: Với những bước tiến của quá trình liên kết, từ năm 1993, Cộng đồng châu Âu mang tên mới là Liên minh châu Âu viết tắt là:
- A. EEC.
- B. EC
- C. EU.
- D. a, b, c sai.
Câu 17: Ý nghĩa tích cực và bao quát nhất của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) ra đời từ 1957?
- A. Tạo ra ở châu Âu một cộng đồng Kinh tế và một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.
- B. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, thương mại tải chính với Mĩ và Nhật
- C. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.
- D. Phát hành đồng tiền chung.
Câu 18: Cộng đồng than, thép Châu Âu thành lập vào thời gian nào? gồm bao nhiêu nước?
- A. 4/1951 gồm 6 nước
- B. 5/1951 gồm 6 nước
- C. 6/1951 gồm 6 nước
- D. 7/1951 gồm 6 nước
Câu 19: Đồng tiền chung châu Âu với tên gọi EURO phát hành từ ngày:
- A. 01/01/1999.
- B. 01/02/1999.
- C. 01/03/1999.
- D. 01/04/1999.
Câu 20: Năm 2007, liên minh châu Âu có bao nhiêu nước?
- A. 25
- B. 26
- C. 27
- D. 28