Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

  • A. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son.
  • B. Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
  • C. Sự ra đời các tổ chức cộng sản cuối năm 1929.
  • D. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930).

Câu 2: Các tổ chức cộng sản xuất hiện năm 1929 mang điểm hạn chế gì lớn nhất?  

  • A. Sự đối lập về ý thức hệ
  • B. Hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau
  • C. Còn thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn 
  • D. Thiếu một bộ chỉ huy thống nhất

Câu 3: Đường lối chiến lược của cách mạng Đông Dương được xác định như thế nào trong Luận Cương chính trị (10-1930)?  

  • A. Tiến hành cuộc tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
  • B. Lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa
  • C. Tiến hành cách mạng ruộng đất để tiến tới xã hội cộng sản
  • D. Tiến hành giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất

Câu 4: Ai là tác giả của Luận cương chính trị (10-1930)?  

  • A. Nguyễn Ái Quốc.
  • B. Nguyễn Văn Cừ.
  • C. Trần Phú.
  • D. Lê Hồng Phong.

Câu 5: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?  

  • A. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng.
  • B. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đàng. Đông Dương cộng sản Liên đoàn.
  • C. Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn.
  • D. An Nam cộng sản Đảng Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

Câu 6: Lịch sử Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng từ ngày 6-1 đến 8-2 -1930?

  • A. Khởi nghĩa Yên Bái
  • B. Đại hội lần thứ nhất hội Việt Nam cách mạng thanh niên
  • C. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
  • D. Hội nghị trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 7: Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định

  • A. nhiệm vụ hàng đầu, chủ yếu của cách mạng Đông Dương.
  • B. vài trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản.
  • C. phương pháp, hình thức đấu tranh cách mạng.
  • D. quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới.

Câu 8: Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là

  • A. nhiệm vụ của cách mạng là đánh phong kiến phản động và đế quốc.
  • B. cách mạng đứng dưới sự lãnh đạo của Đảng giai cấp vô sản.
  • C. nhiệm vụ của cách mạng là đánh đế quốc và phong kiến phản động.
  • D. lực lượng của cách mạng Việt Nam chỉ có liên minh công - nông.

Câu 9: Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là

  • A. lật đổ ách thống trị của phong kiến phản động.
  • B. đánh đổ đế quốc và phong kiến phản động.
  • C. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
  • D. lật đổ ác thống trị của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 10: Hoàn cảnh lịch sử nào dẫn đến việc ba tổ chức cộng sản liên tiếp ra đời?

  • A. Phong trào yêu nước của các tầng lớp trong xã hội bước đầu nổ ra.
  • B. Giai cấp công nhân hiểu rằng cần liên kết với giai cấp nông dân để làm cách mạng.
  • C. Phong trào công nhân phát triển mạnh, đòi quyền lợi về kinh tế.
  • D. Phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản phát triển.

Câu 11: Điểm nào không đúng khi nói về các yếu tố dẫn tới sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

  • A. Sự phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. 
  • B. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng. 
  • C. Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam. 
  • D. Sự phát triển tự giác phong trào công nhan Việt Nam. 

Câu 12: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

  • A. ruộng đất cho dân cày. 
  • B. đoàn kết với cách mạng thế giới. 
  • C. độc lập và tự do. 
  • D. tự do và dân chủ. 

Câu 13: Đến đầu năm 1930, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cần phải hợp nhất là do

  • A. ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành đảng viên, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.
  • B. cùng chung tư tưởng Mác-Lênin, cùng chung mục đích lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.
  • C. thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố, cần phải hợp nhất để tránh tổn thất.
  • D. cần phải thống nhất để lãnh đạo cuộc đấu tranh của các lực lượng yêu nước.

Câu 14: Ý nghĩa quan trọng nhất của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930 là

  • A. mở ra một bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam.
  • B. chấm dứt sự khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
  • C. chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam.
  • D. chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Câu 15: Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng là xác định

  • A. chiến lược cách mạng Việt Nam.
  • B. vị trí cách mạng Việt Nam.
  • C. nhiệm vụ và lực lượng cách mạng.
  • D. lực lượng cách mạng Việt Nam.

Câu 16: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

  • A. Khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
  • B. Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam.
  • C. Hoàn chỉnh chỉ đạo chiến lược của Đảng ta.
  • D. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Câu 17: Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là gì?

  • A. Tư tưởng bình đẳng và bác ái.
  • B. Tư tưởng dân chủ và tự do.
  • C. Tư tưởng độc lập, tự do.
  • D. Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.

Câu 18: "Luận cương chính trị" của Đảng Cộng sản Đông Dương được thông qua tại Hội nghị nào?

  • A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (02/1930).
  • B. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời (10/1930).
  • C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương (05/1941).
  • D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương (11/1939).

Câu 19: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập (3/2/1930) tại Hương Cảng vì nhiều lí do. Lí do nào sau đây không đúng?

  • A. Chấm dứt sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản.
  • B. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc đó.
  • C. Để thay thế vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  • D. Yêu cầu của Quốc tế Cộng sản.

Câu 20: Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929, những người cộng sản Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc?

  • A. Do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo cách mạng.
  • B. Sự phát triển mạnh của hai tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng đảng.
  • C. Trước sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc dân Đảng tan rã.
  • D. Do phong trào công nông theo con đường cách mạng Việt Nam phát triển mạnh.

Câu 21: Tổ chức nào gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 24/02/1930?

  • A. Việt Nam Quang phục hội.
  • B. Đông Dương Cộng sản Đảng.
  • C. An Nam Cộng sản Đảng.
  • D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 22: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam vì

  • A. đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
  • B. lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
  • C. đáp ứng căn bản nguyện vọng độc lập dân tộc Việt Nam.
  • D. đường lối đúng đắn của Đảng đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Câu 23: Ngày 03/02 hàng năm chính thức trở thành ngày kỉ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm nào?

  • A. 1945.
  • B. 1954.
  • C. 1960.
  • D. 1935.

Câu 24: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

  • A. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
  • B. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.
  • C. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
  • D. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo.

Câu 25: Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam là do

  • A. Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nêu ra yêu cầu hợp nhất.
  • B. các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất thành một đảng.
  • C. phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn.
  • D. phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.