Câu 1: Khu vực Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu nước?
- A. 9
- B. 10
-
C. 11
- D. 12
Câu 2: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước nào?
- A. Thuộc địa của Mĩ, Nhật.
- B. Thuộc địa của Pháp, Nhật.
- C. Thuộc địa của Anh, Pháp, Mĩ.
-
D. Thuộc địa của các thực dân phương Tây.
Câu 3: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, trừ nước nào không phải?
- A. In-đô-nê-xi-a
- B. My-an-ma
-
C. Thái Lan
- D. Ma-lay-xi-a
Câu 4: Nhật đầu hàng đồng minh vào thời gian nào?
-
A. 8/1945
- B. 7/1946
- C. 5/1945
- D. 8/1846
Câu 5: Tháng 8/1945 khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nước nào sau đây đã giành chính quyền?
- A. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.
- B. Việt Nam, Lào.
-
C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
- D. Việt Nam, Campuchia.
Câu 6: Nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945 là gì?
- A. Nhật đầu hàng, các dân tộc ĐNA nổi dậy đấu tranh
- B. Các nước ĐNA tiến hành chống xâm lược và lần lượt giành được độc lập
- C. Mĩ can thiệp vào ĐNA và mở rộng chiến tranh Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
-
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Tình hình Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX như thế nào?
- A. Chiến tranh ác liệt.
- B. Ngày càng phát triển phồn thịnh.
-
C. Ngày càng trở nên căng thẳng.
- D. Ổn định và phát triển.
Câu 8: Vì sao những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA ngày càng trở nên căng thẳng?
- A. Mĩ, Anh, Nhật thiết lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO).
- B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu.
- C. Mĩ biến Thái Lan thành căn cư quân sự.
-
D. Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.
Câu 9: Từ những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại như thế nào?
- A. Việt Nam, Lào, Cạm-pu-chia kháng chiến chống Mĩ.
- B. Thái Lan, Phi-líp-pin tham gia Khối Quân sự Đông Nam Á (SEAN).
- C. In-đô-nê-xi-a, Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập.
-
D. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 10: Đế quốc nào là lực lượng thù địch lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Đệ quốc Hà Lan
- B. Đế quốc Pháp
-
C. Đế quốc Mĩ
- D. Đế quốc Anh.
Câu 11: Vì sao Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In- đô-nê-xi-a, Mi-an-ma không tham gia "Tổ chức Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á" (SEANTO) ra đời ngày 8/9/1954?
- A. Vì SEANTO là công cụ xâm lược do Mĩ lập ra
- B. Vì SEANTO chống lại phong trào giải phóng dân tộc.
- C. Vì một số nước Đông Nam Á (như Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a,...) có chính sách đối ngoại hòa bình trung lập.
-
D. Vì tất cả lí do nói trên.
Câu 12: Lí do cụ thể nào liên quan trực tiếp với việc giải thể khối SEANTO (9/1975)?
- A. Các nước thành viên luôn xảy ra xung đột.
- B. Nhân dân Đông Nam Á không đồng tình với sư tồn tại của SEANTO.
- C. SEANTO không phù hợp với xu thế phát triển của Đông Nam Á.
-
D. Thất bại của đế quốc Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954- 1975).
Câu 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào?
- A. Ngày 6 – 8 – 1967.
-
B. Ngày 8 – 8 – 1967.
- C. Ngày 6 – 8 – 1976.
- D. Ngày 8 – 8 – 1976.
Câu 14: Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là:
- A. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
- B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
-
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
- D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
Câu 15: Bước vào những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN chuyển trọng tâm sang hợp tác về:
-
A. kinh tế.
- B. văn hóa.
- C. chính trị.
- D. khoa học – kĩ thuật.
Câu 16: Từ 1979 đến cuối những năm 80 của thế kì XX quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN là gì?
- A. Quan hệ hợp tác song phương.
- B. Quan hệ đối thoại.
- C. Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế.
-
D. Quan hệ đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia.
Câu 17: Từ cuối năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa ba nước Đông Dương với các nước ASEAN ngày càng được cải thiện do:
- A. Cam-pu-chia đạt được các giải pháp hòa giải và hòa hợp dân tộc, quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Cam-pu-chia.
- B. Chính sách đối ngoại của Việt Nam là muốn là bạn của tất cả các nước.
-
C. Cả a, b đều đúng.
- D. Cả a b đều sai.
Câu 18: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
- A. Tháng 5 năm 1995
- B. Tháng 6 năm 1995
-
C. Tháng 7 năm 1995
- D. Tháng 8 năm 1995
Câu 19: Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?.
- A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
-
B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.
- C. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự.
- D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
Câu 20: Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành:
- A. Một khu vực phồn thịnh.
- B. Một khu vực ổn định và phát triển.
-
C. Một khu vực mậu dịch tự do.
- D. Một khu vực hòa bình.
Câu 21: Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn Khu vực (ARF) nhằm mục đích gì?
- A. Hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
- B. Hợp tác với tất cả các nước ở Châu Á.
-
C. Tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
- D. Hợp tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.