Trắc nghiệm lịch sử 9: Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay (P6)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 9: Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay (P6). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Hai báo cáo được nêu ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) là

  • A. Báo cáo chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
  • B. Cương lĩnh chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
  • C. Báo cáo chính trị và cương lĩnh cách mạng Việt Nam
  • D. Cương lĩnh chính trị và cương lĩnh cách mạng Việt Nam

Câu 2: Để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân ta, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì?

  • A. Tăng các loại thuế gấp ba lần.
  • B. Thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”.
  • C. Thu mua lương thực theo giá rẻ mạt.
  • D. Bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay.

Câu 3: Cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp cuối năm 1947 không nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?

  • A. Phá tan cơ quan đầu não kháng chiến của Việt Nam
  • B. Tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của Việt Nam
  • C. Thiết lập hành lang Đông- Tây để cô lập Việt Bắc
  • D. Khóa chặt biên giới Việt - Trung

Câu 4: Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là giai cấp nào?

  • A. Giai cấp nông dân
  • B. Giai cấp công nhân
  • C. Giai cấp tiểu tư sản.
  • D. Giai cấp tư sản dân tộc.

Câu 5: Ngày 23-9-1945, ở Nam Bộ đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?  

  • A. Thực dân Pháp xả súng vào nhân dân Nam Bộ
  • B. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu chính quyền Nam Bộ đầu hàng
  • C. Thực dân Pháp chính thức nổ xâm lược Việt Nam lần thứ hai
  • D. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Nam Bộ

Câu 6: Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954- 1957) không mang ý nghĩa nào sau đây?  

  • A. Xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến
  • B. Đưa nông dân trở thành người làm chủ nông thôn
  • C. Khối liên minh công- nông được củng cố
  • D. Củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ

Câu 7: Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Bái?

  • A. Góp phần cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với bè lũ cướp nước và tay sai.
  • B. Chấm dứt vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc đối với cách mạng Việt Nam.
  • C. Đánh dấu sự khủng hoảng của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
  • D. Việt Nam Quốc dân Đảng đáp ứng một phần yêu cầu của nhiệm vụ dân tộc của nhân dân ta.

Câu 8: Khi miền Bắc chuyển từ thời bình sang thời chiến, cách mạng miền Bắc thực hiện nhiệm vụ chiến lược gì?

  • A. Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ nhằm bảo vệ sản xuất.
  • B. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất.
  • C. Bảo vệ công cuộc xây dựng XHCN miền Bắc.
  • D. Chi viện cho cách mạng miền Nam.

Câu 9: Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Đảng Cộng sản Đông Dương trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau?  

  • A. Phải xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi
  • B. Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh phong phú
  • C. Nhạy bén trong giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược và sách lược
  • D. Phải biết tranh thủ những điều kiện khách quan thuận lợi 

Câu 10: Hiệp định Giơnevơ (1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia bao gồm 

  • A. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
  • B. Độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
  • C. Độc lập, chủ quyền, tự do và toàn vẹn lãnh thổ
  • D. Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ 

Câu 11: Lý do chủ yếu quyết định Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam chỉ diễn ra, giành thắng lợi trong vòng 15 ngày và ít đổ máu là?

  • A. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương
  • B. Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc
  • C. Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để chớp thời cơ
  • D. Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh

Câu 12: Hoàn cảnh lịch sử nào sau Hiệp định Pari có ảnh hưởng trực tiếp đến miền Bắc?

  • A. Quân Mĩ và Đồng minh rút hết về nước.
  • B. So sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho ta.
  • C. Miền Bắc trở lại hòa bình.
  • D. Miền Bắc tiếp tục chi viện cho miền Nam.

Câu 13: Đảng Lập Hiến là tổ chức chính trị của giai cấp nào?  

  • A. Giai cấp công nhân.
  • B. Giai cấp nông dân.
  • C. Giai cấp thợ thủ công.
  • D. Giai cấp tư sản và một số địa chủ lớn. 

Câu 14: Nội dung nào của hiệp định Pari được nhân dân Việt Nam hiện thực hóa sau đại thắng mùa xuân năm 1975?  

  • A. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt
  • B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do không có sự can thiệp của nước ngoài
  • C. Các bên công nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị
  • D. Hoa Kì cam kết rút quân và không tiếp tục dính líu đến công việc của miền Nam

Câu 15: Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền ở Việt Nam là gì?

  • A. Đánh đổ phong kiến địa chủ giành đất cho dân cày.
  • B. Đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc.
  • C. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho Việt nam độc lập, thành lập chính phủ công nông binh.
  • D. Đánh đổ giai cấp tư sản và địa chủ phong kiến.

Câu 16: Nhân vật lịch sử nào là người có công khởi xướng, mở đầu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986?

  • A. Lê Duẩn
  • B. Trường Chính
  • C. Nguyễn Văn Linh
  • D. Đỗ Mười

Câu 17: Vì sao Nguyễn Ái Quốc lại bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba?

  • A. Quốc tế thứ ba bênh vực quyền lợi cho các nước thuộc địa.
  • B. Quốc tế thứ ba giúp nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp.
  • C. Quốc tế thứ ba ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
  • D. Quốc tế thứ ba chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam. 

Câu 18: Vì sao khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) Đảng cộng sản Đông Dương không phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền?

  • A. Quân Nhật mới chỉ suy yếu
  • B. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng
  • C. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động
  • D. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi

Câu 19: Hai khẩu hiệu nào dưới đây được Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930-1931?

  • A. “Độc lập dân tộc" và “Ruộng đất dân cày”.
  • B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hoà bình".
  • C. "Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.
  • D. “Đánh đổ đế quốc” và "Xoá bỏ ngôi vua”.

Câu 20: Mục tiêu đề ra là tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; cải thiện đời sống nhân dân; nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Đó là mục tiêu của kế hoạch 5 năm nào?

  • A. Kế hoạch 5 năm (1981 - 1985).
  • B. Kế hoạch 5 năm (1986 - 1990).
  • C. Kế hoạch 5 năm (1991 - 1995).
  • D. Kế hoạch 5 năm (1996 - 2000).

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.