Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 8: Nước Mĩ (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 8: Nước Mĩ (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Tình hình kinh tế Mĩ trong thời gian 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?

  • A. Bị kinh tế Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt. 
  • B. Trở thành trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới. 
  • C. Suy thoái. 
  • D. Bước đầu phát triển. 

Câu 2: Tình hình kinh tế Mĩ bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?

  • A. Mĩ nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và đạt được bước phát triển "thần kì".
  • B. Mĩ thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
  • C. Nền kinh tế Mĩ phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu khác.
  • D. Nền kinh tế Mĩ bị tàn phá và thiệt hại nặng nề.

Câu 3: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại do Mĩ khởi đầu diễn ra từ

  • A. đầu những năm 40 của thế kỉ XX.
  • B. cuối thế kỉ XVIII.
  • C. đầu thế kỉ XIX.
  • D. giữa những năm 40 của thế kỉ XX.

Câu 4: Hai đảng thay nhau cầm quyền ở nước Mĩ là

  • A. Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do.
  • B. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.
  • C. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
  • D. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa.

Câu 5: Nội dung nào không phải là biểu hiện của sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Đồng đô-la là đồng tiền giao dịch quốc tế.
  • B. Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp đôi tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước tư bản: Anh, Pháp, Ý, Tây Đức và Nhật cộng lại.
  • C. Mĩ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng trên thế giới.
  • D. Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

Câu 6: Nội dung nào không phải là mục đích của việc Mĩ ban hành các đạo luật phản động trong những năm đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Loại bỏ những người tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước.
  • B. Hỗ trợ tài chính cho những người thất nghiệp.
  • C. Cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.
  • D. Chống lại phong trào đình công.

Câu 7: Nội dung nào không phải là mục tiêu của "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ?

  • A. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
  • B. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
  • C. Viện trợ kinh tế cho các nước nghèo.
  • D. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 8: Trong việc thực hiện "Chiến lược toàn cầu" ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã gặp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là

  • A. chiến tranh Trung Quốc.
  • B. cuộc chiến tranh Triều Tiên.
  • C. chiến tranh chống Cu-ba.
  • D. chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 9: Nguyên nhân của tình hình KHÔNG ổn định về kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội.
  • B. Mĩ vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
  • C. Mĩ thường xuyên tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
  • D. Thiếu nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quan trọng.

Câu 10: Nội dung nào không phải là nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
  • B. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.
  • C. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.
  • D. Mĩ chịu nhiều tổn thất nặng nề khi tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 11: Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • B. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
  • C. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật.
  • D. Nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

Câu 12: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện "Chiến lược toàn cầu"?

  • A. Mĩ tham vọng làm bá chủ thế giới.
  • B. Mĩ khống chế các nước đồng minh và các nước xã hội chủ nghĩa.
  • C. Mĩ có thế lực về kinh tế.
  • D. Mĩ có sức mạnh quân sự.

Câu 13: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập năm 1949 nhằm mục đích gì?

  • A. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam.
  • B. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  • C. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  • D. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Câu 14: Khi nhận được sự viện trợ của Mĩ từ "Kế hoạch phục hưng châu Âu", mối quan hệ giữa các nước Tây Âu và Mĩ như thế nào?

  • A. Mĩ phụ thuộc vào các nước Tây Âu.
  • B. Các nước Tây Âu ngày càng phụ thuộc vào Mĩ.
  • C. Mĩ và Tây Âu đối địch với nhau.
  • D. Các nước Tây Âu bình đẳng với Mĩ.

Câu 15: Việc Mĩ thực hiện kế hoạch Mác-san đã tác động như thế nào đến tình hình châu Âu?

  • A. Tạo nên sự đối lập về kinh tế, chính trị giữa Tây Âu và Đông Âu.
  • B. Giúp phục hồi kinh tế Tây Âu.
  • C. Giúp Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.
  • D. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Câu 16: Trong những năm 1973-1982, nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái chủ yếu là do

  • A. việc Mỹ ký Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.
  • B. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
  • C. tác động của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 
  • D. sự cạnh tranh của Nhật Bản và các nước Tây Âu.

Câu 17: Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.
  • B. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.
  • C. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.
  • D. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.

Câu 18: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mĩ là nước

  • A. cân bằng trạng thái trước chiến tranh.
  • B. thu nhiều lợi nhuận nhất.
  • C. bị thiệt hại nặng nề.
  • D. không bị thiệt hại, cũng không thu được lợi nhuận gì.

Câu 19: Tình hình kinh tế Mĩ trong thời gian 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?

  • A. Kinh tế Mĩ suy thoái.
  • B. Nền kinh tế Mỹ bước đầu phát triển.
  • C. Kinh tế Mĩ bị kinh tế Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.
  • D. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.

Câu 20: Dấu hiệu nào chứng tỏ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là một trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới?

  • A. Sản lượng công nghiệp Mĩ nửa sau những năm 40 chiếm hơn 60% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
  • B. Kinh tế Mĩ chiếm gần 70% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
  • C. Kinh tế Mĩ chiếm gần 50% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
  • D. Sản lượng công nghiệp Mĩ nửa sau những năm 40 chiếm hơn một nửa tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

Câu 22: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã đề ra chiến lược

  • A. tổng lực.
  • B. đàn áp.
  • C. viện trợ.
  • D. toàn cầu.

Câu 23: Kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào khoảng những năm

  • A. 1970. (TK XX).
  • B. 1960 (TK XX).
  • C. 1950 (TK XX).
  • D. 1980 (TK XX).

Câu 24: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai là

  • A. Mĩ.
  • B. Liên Xô.
  • C. Anh.
  • D. Pháp.

Câu 25: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trữ lượng vàng của  Mĩ so với thế giới là

  • A. 4/5.
  • B. 2/3.
  • C. 3/4.
  • D. 1/4.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.