Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Những vùng đất nào sau đây thuộc phạm vi ảnh hưởng Mĩ theo quy định của Hội nghị Ianta?

  • A. Tây Âu, Tây Đức, Nhật Bản.
  • B. Tây Đức, Trung Quốc, Nhật Bản.
  • C. Đông Đức, Đông Âu, Nhật Bản.
  • D. Tây Đức, Đông Đức, Nhật Bản.

Câu 2: Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

  • A. Hội đồng bảo an.
  • B. Ban thư kí.
  • C. Tòa án quốc tế.
  • D. Đại hội đồng.

Câu 3: Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là

  • A. duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.
  • B. không can thiệp vào công việc nội bộ của nước nào.
  • C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc.
  • D. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Câu 4: Cơ sở nào dẫn đến sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Ianta?

  • A. Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
  • B. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (Liên Xô).
  • C. Thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.
  • D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

Câu 5: Nội dung nào không phải là xu thế của thế giới sau "Chiến tranh lạnh"?

  • A. Trật tự thế giới đơn cực đang hình thành.
  • B. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
  • C. Lấy kinh tế làm trọng điểm.
  • D. Hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

Câu 6: Quốc gia nào chủ trương thiết lập "thế giới đơn cực" sau "Chiến tranh lạnh"?

  • A. Mĩ.
  • B. Anh. 
  • C. Nga. 
  • D. Trung Quốc.

Câu 7: Nhiệm vụ chính của tổ chức Liên hợp quốc là

  • A. thành lập các tổ chức quân sự.
  • B. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • C. thành lập các tổ chức kinh tế.
  • D. phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền dân chủ.

Câu 8: Quan hệ quốc tế trong hai giai đoạn trước và sau "Chiến tranh lạnh" có điểm gì khác?

  • A. Trật tự thế giới mới đa cực đang dần hình thành.
  • B. Căng thẳng, đối đầu, đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
  • C. Các quốc gia ráo riết chạy đua vũ trang, nhiều tổ chức quân sự mới ra đời.
  • D. Chịu sự chi phối hoàn toàn của đế quốc Mĩ và Liên Xô.

Câu 9: Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, sau "Chiến tranh lạnh" các nước ra sức điều chỉnh chiến lược lấy gì làm trọng điểm?

  • A. Chính trị. 
  • B. Văn hóa, giáo dục.
  • C. Kinh tế.
  • D. Quân sự

Câu 10: Quyết định của Hội nghị Ianta đưa đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế như thế nào?

  • A. Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
  • B. Liên Xô tham gia chống Nhật ở châu Á.
  • C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
  • D. Thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.

Câu 11:  Mục đích lớn nhất của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là

  • A. ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
  • B. thực hiện "Chiến lược toàn cầu" nhằm làm bá chủ thế giới của Mĩ.
  • C. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới.
  • D. bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.

Câu 12: Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển là

  • A. thời cơ đối với các dân tộc khi bước sang thế kỉ XXI.
  • B. mong muốn chung của nhân loại khi bước sang thế kỉ XXI.
  • C. trách nhiệm của các nước phát triển hiện nay.
  • D. trách nhiệm của các nước đang phát triển.

Câu 13: Sự kiện nào chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Mĩ viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu.
  • B. Mĩ phát động "Chiến tranh lạnh".
  • C. Mĩ thành lập khối quân sự NATO.
  • D. Mĩ giúp đỡ Nhật Bản.

Câu 14: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. sự phân chia giàu nghèo giữa các quốc gia.
  • B. sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa của các nước tư bản.
  • C. sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
  • D. sự liên minh kinh tế khu vực và trên thế giới.

Câu 15: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. sự liên minh kinh tế khu vực và trên thế giới.
  • B. sự phân chia giàu nghèo giữa các quốc gia.
  • C. sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa của các nước tư bản.
  • D. sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.

Câu 16: Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế sau chiến tranh?

  • A. Đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ
  • B. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947
  • C. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với nhau
  • D. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh

Câu 17: Vai trò lớn nhất của tổ chức Liên Hợp Quốc từ khi thành lập đến nay là gì?

  • A. Đã duy trì được hòa bình và an ninh thế giới, không để xảy ra cuộc chiến tranh thế giới nào.
  • B. Thúc đẩy nền kinh tế các nước trên thế giới phát triển mạnh.
  • C. Đã phát triển được mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước trên thế giới.
  • D. Đã nhanh chóng hàn gắn được vết thương chiến tranh và giải quyết tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài.

Câu 18: Vai trò của Liên Hợp Quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay là gì?

  • A. Liên Hợp Quốc thực sự đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • B. Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏe loài người nhằm nâng cao đời sống của người dân.
  • C. Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo, chống đói nghèo.
  • D. Thúc đẩy mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực.

Câu 19: Hệ quả lớn nhất của Hội nghị Ianta là?

  • A. Thành lập được tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • B. Là nguồn gốc của sự đối đầu giữa 2 phe: Tư bản chủ nghĩa (Mĩ đứng đầu) và Xã hội Chủ nghĩa (Liên Xô đứng đầu).
  • C. Một trật tự thế giới mới được hình thành - trật tự 2 cực Ianta.
  • D. Đã phân chia được thành quả chiến thắng của các nước thắng trận.

Câu 20: Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào?

  • A. Liên Xô và Pháp.
  • B. Mỹ và Anh.
  • C. Liên Xô và Mỹ.
  • D. Liên Xô và Anh.

Câu 21: Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh đã làm gì để thay đổi tình hình thế giới?

  • A. Tấn công như vũ bão vào thủ đô Béc-lin của Đức.
  • B. Đặt yêu cầu nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
  • C. Gấp rút tổ chức lại thế giới mới sau chiến tranh.
  • D. Triệu tập tại I-an-ta (Liên Xô) từ ngày 04 đến 11/02/1945.

Câu 22: Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, vấn đề quan trọng và cấp bách nhất đặt ra trước các cường quốc Đồng minh là gì?

  • A. Phân chia việc chiếm đóng các nước phát xít.
  • B. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
  • C. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
  • D. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

Câu 23: Ngày thành lập Liên hợp quốc là

  • A. 4/10/1946.
  • B. 27/7/1945.
  • C. 24/10/1945.
  • D. 20/11/1945.

Câu 24: Hội nghị I-an-ta bắt đầu từ ngày nào?

  • A. 4/2/1945.
  • B. 15/8/1945.
  • C. 2/4/1954.
  • D. 4/4/1943.

Câu 25: Tham dự hội nghị I-an-ta có các nước

  • A. Mĩ, Anh, Liên Xô.
  • B. Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô.
  • C.Anh, Pháp, Mĩ.
  • D. Mĩ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.