Câu 1: Phương châm tác chiến của ta trong Đông - xuân 1953 -1954 là gì?
- A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
- B. “Đánh chắc, thắng chắc”.
- C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
-
D. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.
Câu 2: Ý nghĩa của những thành tựu đạt được trong thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền Bắc (1954-1957)?
- A. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá được phục hồi.
- B. Tạo điều kiện cho nền kinh tế miền Bắc phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân.
- C. Củng cố miền Bắc, cổ vũ cách mạng miền Nam.
-
D. Cả ba ý trên.
Câu 3: Nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ quan làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) cuối cùng thất bại?
- A. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản trờ nên lỗi thời, lạc hậu.
- B. Thực dân Pháp còn mạnh đủ khả năng đàn áp phong trào.
-
C. Giai cấp tư sản dân tộc do yếu kém về kinh tế nên ươn hèn về chính trị, tầng lớp tư sản do điều kiện kinh tế bấp bênh không thể lãnh đạo phong trào cách mạng.
- D. Do chủ nghĩa Mác-Lê nin chưa được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam.
Câu 4: Thắng lợi của Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 khẳng định vấn đề gì?
- A. Thể hiện tinh thần yêu nước và khối đoàn kết toàn dân.
- B. Xây dựng được chế độ mới hợp lòng dân.
- C. Đất nước vượt qua khó khăn thử thách.
-
D. A và B đúng.
Cây 5: Tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” thể hiện ở chỗ nào?
- A. Quân Mĩ không ngừng tăng lên vệ số lượng.
- B. Quân Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu vãn quân đội Sài Gòn.
- C. Quân Mĩ cùng quân đồng minh và quân đội Sài Gòn cùng tham chiến.
-
D. Mục tiêu tiêu diệt quân chủ lực của ta, vừa bình định miền Nam, vừa phá hoại miền Bắc.
Câu 6: Vì sao cho đến năm 1929 yêu cầu thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam lại đặt ra cấp thiết?
- A. Do yêu cầu cần phải giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối
-
B. Do sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ cần có tổ chức lãnh đạo
- C. Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
- D. Do sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản
Câu 7: Sự áp bức bóc lột dã man của Nhật- Pháp đã dẫn đến hậu quả gì?
- A. Mâu thuẫn giữa toàn thể-nhân dân Việt Nam, với phát xít Nhật sâu sắc.
- B. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp sâu sắc.
-
C. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật -Pháp sâu sắc.
- D. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc.
Câu 8: Sau Hiệp định Pari, so sánh lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi. Điều nào sau đây không đúng?
- A. Quân Mĩ và quân Đồng minh rút về nước, ngụy quyền Sài Gòn mất chỗ dựa.
-
B. Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính tăng gấp đôi.
- C. Miền Bắc hòa bình có điều kiện đẩy mạnh sản xuất, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng chi viện cho miền Nam.
- D. Miền Nam vùng giải phóng được mở rộng, sản xuất đẩy mạnh, tăng nguồn lực tại chỗ.
Câu 9: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam?
-
A. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân
- B. Thực dân Pháp tăng cường khủng bố các phong trào đấu tranh
- C. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng thêm gay gắt.
- D. Nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm
Câu 10: Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào?
- A. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976)
-
B. Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976)
- C. Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975)
- D. Trong “Tuyên ngôn độc lập” (02/09/1945)
Câu 11: Bộ phận nào của giai cấp địa chủ có tinh thần chống Pháp, tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống đế quốc và tay sai?
- A. Đại địa chủ
- B. Trung địa chủ
- C. Tiểu địa chủ
-
D. Trung, tiểu địa chủ
Câu 12: Khi cuộc chiến tranh chống phát xít bước vào giai đoạn kết thúc, Đảng cộng sản Đông Dương đã có chủ trương gì?
- A. Phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền
-
B. Đẩy mạnh quá trình chuẩn bị để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
- C. Đợi thời cơ chính muồi để giành chính quyền
- D. Thành lập đội Việt Nam giải phóng quân để khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Câu 13: Năm 1936 Đảng ta chủ trương thành lập mặt trận gì?
-
A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
- B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- C. Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương.
- D. Mặt trận nhân dân Đông Dương.
Câu 14: Trong giai đoạn 1954-1975, nền kinh tế miền Nam phát triển theo hướng nào?
- A. Xã hội chủ nghĩa
-
B. Tư bản chủ nghĩa
- C. Công- thương nghiệp tư nhân
- D. Nông nghiệp hàng hóa
Câu 15: Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
-
A. Đấu tranh vũ trang.
- B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.
- C. Đấu tranh chính trị.
- D. Đấu tranh ngoại giao kết hợp với đấu tranh chính trị.
Câu 16: Trong quá trình hoạt động để chuẩn bị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, hoạt động nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc đã diễn ra tại Quảng Châu (Trung Quốc)?
- A. Dự Hội nghị Quốc tế nông dân (1924).
- B. Dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924).
-
C. Ra báo “Thanh niên” (1925).
- D. Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân”.
Câu 17: Nguyên nhân của những khó khăn yếu kém trong việc thực hiện 2 kế hoạch 5 năm (1976 -1980 và 1981 - 1985) là gì?
- A. Do nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
- B. Do chính sách cấm vận của Mĩ đã làm cản trở quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước.
- C. Do sai lầm của ta trong chủ trương, biện pháp, tổ chức, chỉ đạo thực hiện.
-
D. Cả 3 ý trên.
Câu 18: Vì sao có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo?
- A. Phù hợp với thực tế lịch sử Việt Nam
- B. Phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và thực tế Việt Nam
- C. Vân dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam
-
D. Giải quyết đúng yêu cầu lịch sử và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin
Câu 19: Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp đã chuyển sang thực hiện âm mưu gì?
-
A. “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
- B. tiếp tục chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.
- C. tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.
- D. kí với Mĩ hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
Câu 20: Thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp khi tiến hành công cuộc đổi mới là
- A. Tự túc được một phần lương thực
-
B. Trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới
- C. Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất Đông Nam Á
- D. Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu