Câu 1: Địa danh Đông Khê được nhắc đến trong thời kỳ lịch sử nào
- A.1918-1930.
- B.1930 - 1945.
-
C.1945-1954.
- D.1954-1975.
Câu 2: Công tác mặt trận mà Đảng ta xây dựng trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước là mặt trận nào?
- A.Mặt trận Liên Việt.
- B.Mặt trận Việt Minh.
-
C.Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
- D.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 3: Mĩ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, vậy 2 lần đó nằm trong các chiến lược chiến tranh nào
- A.Chiến tranh đặc biệt và chiến tranh Việt Nam hóa.
- B.Chiến tranh đơn phương và chiến tranh cục bộ.
-
C.Chiến tranh cục bộ và chiến tranh Việt Nam hóa.
- D.Chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt.
Câu 4: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946 - 1954) quân dân ta đã giành những thắng lợi to lớn, trong đó thắng lợi nào quyết định nhất?
- A.Chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947).
- B.Chiến dịch Biên Giới thu đông (1947).
- C.Chiến dịch Hòa Bình (1952).
-
D.Chiến cuộc Đông - Xuân (1953 - 1954) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Câu 5: Các Nghị quyết của Đảng liên quan đến thắng lọi của Cách mạng tháng Tám -1945 là những nghị quyết nào?
- A.Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941).
- B.Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12/3/1945)
- C.Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (13/8/1945).
-
D.Tất cả các nghị quyết trên.
Câu 6: Nguyên tắc cơ bản của Việt Nam trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến hiện nay là
- A. Nắm vững quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản
-
B. Kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
- C. Kiên quyết giữ vững độc lập dân tộc trong mọi tình huống
- D. Bảo đảm quyền làm chủ thuộc về quần chúng
Câu 7: Đâu không phải là điểm giống nhau giữa chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968) với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973)
- A. Quy mô chiến tranh
-
B. Lực lượng nòng cốt
- C. Tính chất chiến tranh
- D. Kết quả
Câu 8: Đâu không phải là điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939?
- A. Đều nằm trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1930-1945
- B. Đều chống lại kẻ thù của dân tộc
- C. Đều xây dựng lực lượng trên cơ sở liên minh công- nông
-
D. Đều sử dụng bạo lực cách mạng
Câu 9: Điểm khác nhau cơ bản giữa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản trên thế giới là
-
A. Có sự kết hợp với phong trào yêu nước
- B. Chủ nghĩa Mác- Lênin được biến đổi sang tư tưởng Hồ Chí Minh
- C. Phong trào công nhân giữ vai trò quyết định
- D. Chủ nghĩa Mác- Lênin giữ vai trò quyết định
Câu 10: Vì sao đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau năm 1975?
- A. Để phù hợp với xu thế chung của thời đại
- B. Để đưa đất nước phát triển mạnh trên con đường xã hội chủ nghĩa
- C. Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài
-
D. Để ngăn chặn sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Câu 11: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?
- A. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới
-
B. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới
- C. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới
- D. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới
Câu 12: Đâu không phải là nguyên nhân Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn dân?
-
A. Để tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế
- B. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và truyền thống lịch sử dân tộc
- C. Để làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của kẻ thù
- D. Để huy động sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám (1945)
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
- A. Lật đổ nền thống trị của thực dân, phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc
- B. Mở ra một kỉ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
-
C. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
- D. Góp phần vào chiến thắng của quân Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít
Câu 14: Đâu không phải điều kiện khách quan khiến Đảng cộng sản Đông Dương quyết định đề cao vấn đề dân chủ trong giai đoan 1936-1939?
- A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
- B. Những quyết định của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935)
- C. Chính sách nới lỏng của mặt trận nhân dân Pháp
-
D. Nhu cầu về vấn đề tự do, dân chủ, cơm áo và hòa binh của người dân
Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu khối liên minh công - nông được hình thành?
- A. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
-
B. Các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5 (1930)
- C. Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên
- D. Chính quyền Xô Viết được thành lập
Câu 16: Nhiệm vụ hàng đầu của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là gì?
-
A. Giải phóng dân tộc
- B. Thổ địa cách mạng
- C. Giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày
- D. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ
Câu 17: Nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000 là
- A. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam
- B. Sự đoàn kết, đồng lòng giữa Đảng và nhân dân
- C. Sự ủng hộ của quốc tế
-
D. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn
Câu 18: Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào?
- A. Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước
- B. Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH
-
C. Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp
- D. Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
Câu 19: Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước từ khi nào?
-
A. Sau khi đất nước được độc lập và thống nhất.
- B. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- C. Sau khi Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước.
- D. Sau miền Bắc hoàn toàn được giải phóng
Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu thắng lợi trọn vẹn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?
-
A. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
- B. Hiệp định Pari 1973
- C. Trận Điện Biên Phủ trên không 1972
- D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
Câu 21: Tình hình Việt Nam sau hiệp đinh Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có điểm gì nổi bật?
- A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước
- B. Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam
-
C. Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau
- D. Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Câu 22: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954 là gì?
- A. Kháng chiến chống Pháp
- B. Xây dựng chế độ mới ở Việt Nam
-
C. Kháng chiến- kiến quốc
- D. Bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám
Câu 23: Điều kiện khách quan thuận lợi để nhân dân Việt Nam nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 là khi nào?
-
A. Nhật đầu hàng đồng minh
- B. Nhật đảo chính Pháp
- C. Đức đầu hàng đồng minh
- D. Quân đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật
Câu 24: Đâu là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
- A. Phong trào cách mạng 1930-1931
-
B. Cuộc vận động dân chủ 1936- 1939
- C. Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945
- D. Cao trào kháng Nhật cứu nước
Câu 25: Sự kiện nào đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?
- A. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản
- B. Phong trào vô sản hóa
-
C. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- D. Sự ra đời của liên minh công nông