Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 5: Các nước Đông Nam Á (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 5: Các nước Đông Nam Á (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?  

  • A. Xingapo
  • B. Malaysia
  • C. Thái Lan 
  • D. Inđônêxia

Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu tình hình chính trị ở khu vực Đông Nam Á được cải thiện rõ rệt?

  • A. Chiến tranh lạnh kết thúc.
  • B. Việt Nam rút quân tình nguyện khỏi Cam-pu-chia.
  • C. Chiến tranh lạnh chấm dứt va Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia (10/1991) được kí kết.
  • D. Các nước lớn không kích động, can thiệp vào khu vực.

Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến quan hệ giữa ba nước Đông Dương với các nước ASEAN trở lại căng thẳng, đối đầu nhau vào cuối những năm 70 của thế kỉ XX là gì?

  • A. Sự kích động và can thiệp của một số nước to lớn.
  • B. Do sự can thiệp của Mĩ.
  • C. Sự ra đời của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia.
  • D. Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào Cam-pu-chia, cùng với nhân dân nước này lật đổ chế độ phản động Pôn-pốt.

Câu 4: Sự kiện nào tạo điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.
  • B. Mĩ đánh bại phát xít Nhật.
  • C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
  • D. Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không nằm trong nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN?

  • A. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
  • B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  • C. Động viên toàn lực, ủng hộ mọi mặt về sức mạnh vật chất, tinh thần khi các nước thành viên bị đe dọa độc lập, chủ quyền.
  • D. Cùng nhau tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 6: Sự kiện xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN là

  • A. Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia được kí kết.
  • B. Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á kí kết tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 năm 1976.
  • C. Việt Nam gia nhập hiệp ước Ba-li.
  • D. tuyên ngôn thành lập tổ chức ASEAN tại Băng Cốc.

Câu 7: Mục tiêu của tổ chức ASEAN là

  • A. phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
  • B. đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
  • C. giữ gìn hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền.
  • D. liên minh với nhau để mở rộng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế.

Câu 8: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại đâu?

  • A. Băng Cốc (Thái Lan).
  • B. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
  • C. Singapo.
  • D. Ma-ni-la (Phi-líp-pin).

Câu 9: Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là gì?

  • A. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập sẽ hòa tan.
  • B. Tiếp thu nền văn hóa đa dạng của các nước trong khu vực.
  • C. Học hỏi, tiếp thu những thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến.
  • D. Tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất từ các nước trong khu vực.

Câu 10: Biến đổi nào là quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?

  • A. Hầu hết các nước đều giành được độc lập.
  • B. Trở thành các nước công nghiệp mới.
  • C. Tham gia vào Liên hợp quốc.
  • D. Lần lượt ra nhập ASEAN.

Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á giành được độc lập bằng hình thức nào là chủ yếu?

  • A. Khởi nghĩa vũ trang.
  • B. Thương lượng, nhượng bộ một số điều kiện để được trao trả độc lập.
  • C. Các nước đế quốc tự nguyện trao trả độc lập.
  • D. Cầu viện sự can thiệp của quốc tế.

Câu 12: Sau khi mở rộng thành viên, trọng tâm hoạt động của ASEAN là

  • A. hợp tác về quân sự.
  • B. hợp tác về khoa học - kỹ thuật.
  • C. hợp tác về kinh tế.
  • D. hợp tác về chính trị.

Câu 13: Nội dung nào không là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN đã thông qua ở hiệp ước Ba-li (1976)?

  • A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
  • B. Chỉ sử dụng vũ lực khi có sự đồng ý của hơn 2/3 nước thành viên.
  • C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
  • D. Hợp tác và phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.

Câu 14: Lí do nào không phải là nguyên nhân thành lập tổ chức ASEAN?

  • A. Liên Hợp Quốc khuyến khích hình thành các tổ chức khu vực.
  • B. Hợp tác để phát triển.
  • C. Vươn lên bằng các khu vực.
  • D. Hạn chế ảnh hưởng của thế lực bên ngoài.

Câu 15: Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN gồm những nước nào?

  • A. Singapore, Mianma, Thái Lan, In-đô-nê-xia, Việt Nam.
  • B. Phi-líp-pin, Singapore, Ma-lai-xia, In-đô-nê-xia, Mianma.
  • C. Lào, Ma-lai-xia, In-đô-nê-xia, Thái lan, Mianma.
  • D. In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Phi-líp-pin, Singapore, Thái Lan.

Câu 16: ASEAN là tổ chức ra đời để các nước trong khu vực cùng nhau hợp tác trên lĩnh vực nào?

  • A. Kinh tế, văn hóa, xã hội.
  • B. Kinh tế, chính trị.
  • C. Kinh tế, quân sự.
  • D. Chính trị, quân sự.

Câu 17: Sau Chiến tranh thế giới thứ II, các nước Đông Nam Á có biến đổi gì quan trọng nhất?

  • A. Các nước Đông Nam Á đều tham gia ASEAN.
  • B. Hầu hết các nước Đông Nam Á đều giành độc lập.
  • C. Kinh tế các nước Đông Nam Á đều phát triển .
  • D. Các nước Đông Nam Á đều tham gia tổ chức Liên Hợp Quốc.

Câu 18: Campuchia gia nhập tổ chức ASEAN vào thời gian nào?

  • A. 30/4/1999.
  • B. 28/7/1995.
  • C. 8/1967.
  • D. 23/7/1997.

Câu 19: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của

  • A. các thực dân phương Tây.
  • B. Anh, Pháp, Mĩ.
  • C. Pháp, Nhật.
  • D. Mĩ, Nhật.

Câu 20: Biến đổi tích cực đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
  • B. Sự ra đời của khối ASEAN.
  • B. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh.
  • D. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Nam Á và EU.

Câu 21: Việt Nam là thành viên thứ ......... của ASEAN năm ..............

  • A. thứ 9, năm 1995.
  • B. thứ 7, năm 1995.
  • C. thứ 8, năm 1994.
  • D. thứ 6, năm 1994.

Câu 22: Điền tên tổ chức thích hợp vào chỗ trống :

ARF      :...........................................................................................................................

  • A. Khối quân sự Đông Nam Á
  • B. Diễn đàn khu vực ASEAN

Câu 23: Điền tên tổ chức thích hợp vào chỗ trống :

SEATO: ..........................................................................................................................

  • A. Diễn đàn khu vực ASEAN.
  • B. Khối quân sự Đông Nam Á.

Câu 24: Tổ chức ASEAN thành lập ở đâu?

  • A. Băng Cốc.
  • B. Gia-các-ta.
  • C. Hà Nội.
  • D. Cua-la-lam-pơ.

Câu 25: Những nước nào dưới đây trong thời kì Chiến tranh lạnh thi hành chính sách hòa bình thành lập?

  • A. Phi-lip-pin, Thái Lan.
  • B. In đô-nê-xi-a , Thái Lan.
  • C. Miến Điện, In-đô-nê-xi-a.
  • D. Miến Điện, Thái Lan.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.