Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của sự xuất hiện 3 tổ chức cộng sản Việt Nam trong năm 1929?

  • A. Bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • C. Chứng tỏ xu hướng vô sản phát triển rất mạnh ở nước ta.
  • D. Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.

Câu 2: Phong trào dân tộc và dân chủ năm 1928-1929 phát triển mạnh mẽ đặt ra yêu cầu

  • cần phải thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam.
  • cần thành lập lực lượng vũ trang.
  • cần có lãnh tụ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
  • thống nhất các tổ chức yêu nước ở Việt Nam.

Câu 3: Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt nam (1926-1927) dẫn đến

  • A. số lượng người tham gia cách mạng ngày càng giảm.
  • B. các tổ chức công đoàn liên tiếp ra đời.
  • C. các tổ chức cách mạng ra đời và có xung đột về đường lối.
  • D. các tổ chức cách mạng nối tiếp nhau ra đời.

Câu 4: Hoàn cảnh lịch sử nào dẫn đến việc ba tổ chức cộng sản liên tiếp ra đời?

  • A. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo con đường cách mạng vô sản.
  • B. Phong trào công nhân phát triển mạnh, đòi quyền lợi về kinh tế.
  • C. Giai cấp công nhân hiểu rằng cần liên kết với giai cấp nông dân để làm cách mạng.
  • D. Phong trào yêu nước của các tầng lớp trong xã hội bước đầu nổ ra.

Câu 5: Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng là

  • A. địa bàn hoạt động.
  • B. phương pháp, hình thức đấu tranh.
  • C. khuynh hướng cách mạng.
  • D. thành phần tham gia.

Câu 6: Sự kiện đánh dấu việc chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân Đảng và khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam là

  • A. thất bại trong vụ mưu sát tên trùm Ba-danh ở Hà Nội.
  • B. sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1929).
  • C. sự ra đời của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
  • D. thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).

Câu 7: Tháng 6 năm 1925, tổ chức yêu nước nào dưới đây được thành lập?

  • A. Sự ra đời của tổ chức Tân Việt cách mạng đảng.
  • B. Tổ chức Tâm tâm xã ra đời.
  • C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập.
  • D. Sự thành lập của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng.

Câu 8: Mục đích hoạt động cơ bản của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên khi ra đời là

  • A. truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin.
  • B. xây dựng cơ sở trong quần chúng.
  • C. lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp và tay sai.
  • D. tập hợp quần chúng đấu tranh.

Câu 10: Thành phần chủ yếu của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng là

  • A. trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
  • B. giai cấp nông dân.
  • C. giai cấp công nhân.
  • D. giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 11: Điểm mới trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam những năm 1926 - 1927 là

  • A. chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng.
  • B. phong trào mang tính thống nhất trong toàn quốc.
  • C. có sự lãnh đạo của tổ chức Công hội.
  • D. có sự lãnh đạo của các tổ chức cách mạng.

Câu 12: Cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng vô sản và tư sản trong nội bộ Tân Việt cách mạng Đảng dẫn đến

  • A. xu hướng cách mạng theo quan điểm vô sản chiếm ưu thế.
  • B. xu hướng cách mạng theo quan điểm tư sản chiếm ưu thế.
  • C. cuộc đấu tranh giằng co giữa hai xu hướng.
  • D. cách mạng Việt Nam có sự kết hợp giữa hai xu hướng.

Câu 13: Những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam là

  • A. An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng.
  • B. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
  • C. Đông Dương Cộng sản Đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng.
  • D. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.

Câu 14: Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ 1926 - 1929 có ý nghĩa như thế nào đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

  • A. Phong trào công nhân phát triển cùng với sự tăng nhanh của các cuộc bãi công, chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá và Đảng Cộng sản ra đời.
  • B. Phong trào công nhân càng lên cao, ý thức giai cấp càng rõ rệt và giai cấp công nhân trưởng thành nhanh chóng khi Đảng Cộng sản ra đời năm 1930.
  • C. Phong trào phát triển mạnh mẽ có ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc, có sức thu hút các lực lượng xã hội khác tham gia thành lập Đảng Cộng sản.
  • D. Là nhân tố tích cực thúc đẩy việc hình thành các tổ chức cộng sản, để đến đầu năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 15: Sự phân hóa của Tân Việt cách mạng đảng đã dấn đến thành lập tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam năm 1929?

  • A. Đông Dương Cộng sản Đảng.
  • B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
  • C. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản Đảng.
  • D. An Nam Cộng sản Đảng.

Câu 16: Dưới tác động của hệ tư tưởng nào làm cho Tân Việt cách mạng đảng bị phân hóa?

  • A. Chủ nghĩa Mác - Lê nin.
  • B. Hệ tư tưởng phong kiến.
  • C. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
  • D. Tư tưởng dân chủ tư sản.

Câu 17: Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929, những người cộng sản Việt nam thấy cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc?

  • A. Sự phát triển mạnh của hai tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng.
  • B. Trước sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc dân Đảng tan rã.
  • C. Do Hội Việt Nam cách mạng thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo cách mạng.
  • D. Do phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh.

Câu 18: Nguyên nhân quyết định dẫn đến khuynh hướng cách mạng vô sản chiếm ưu thế trong nội bộ Tân Việt Cách mạng Đảng là

  • A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển mạnh, nắm vai trò lãnh đạo phong trào công nhân.
  • B. lí luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng.
  • C. các đảng viên tiên tiến của Tân Việt Cách mạng Đảng tích cực chuẩn bị thành lập một chính đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
  • D. sự chuyển biến về nhận thức của các đảng viên tiên tiến trong tổ chức yêu nước Tân Việt.

Câu 19: Phạm vi của phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong thời kì 1928 - 1929 có đặc điểm gì?

  • A. Có sự liên kết với công nhân thế giới.
  • B. Bó hẹp trong phạm vị địa phương.
  • C. Bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung.
  • D. Trong một xưởng.

Câu 20: Phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929 có điểm nào khác so với giai đoạn 1919 - 1925?

  • A. Các cuộc đấu tranh đã mang tính chất chính trị rõ rệt, bắt đầu có sự liên kết thành một phong trào chung.
  • B. Những cuộc đấu tranh diễn ra mạnh mẽ hơn, với mục đích đòi quyền lợi kinh tế.
  • C. Số lượng các cuộc bãi công không nhiều, nhưng quy mô lớn, tính chất quyết liệt.
  • D. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quốc tế Cộng sản, phong trào công nhân đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng.

Câu 21: Thành phần hội viên của Tân Việt Cách mạng Đảng?

  • A. Trung nông, tiểu tư sản.
  • B. Tư sản mại bản.
  • C. Tư sản dân tộc (hạng trung).
  • D. Trí thức nhỏ, thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

Câu 22: Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

  • A. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
  • B. Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trưởng thành.
  • C. Là một xu thế của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
  • D. Là mốc đánh dấu chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.

Câu 23: Trong những năm 20 của thế kỷ XX, ở Việt Nam tổ chức nào dưới đây ra đời muộn nhất?

  • A. Đông Dương Cộng sản đảng.
  • B. An Nam Cộng sản đảng.
  • C. Tân Việt Cách mạng đảng.              
  • D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 24: Năm 1929, những tổ chức cộng sản nào xuất hiện ở Việt Nam?

  • A. Hội Việt Nam Cách mạng Việt Nam, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng.
  • B. Hội Việt Nam Cách mạng Việt Nam, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
  • C. Tân Việt Cách mạng đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng.
  • D. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 25: Đoàn đại biểu Bắc Kì đã bỏ Đại hội của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Hương Cảng vì bất đồng với Đại hội về

  • A. việc xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam.
  • B. nhận thức lực lượng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc.
  • C. xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam.
  • D. vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.