Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến quan hệ giữa ba nước Đông Dương với các nước ASEAN trở lại căng thẳng, đối đầu nhau vào cuối những năm 70 của thế kỉ XX là gì?

  • A. Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào Cam-pu-chia, cùng với nhân dân nước này lật đổ chế độ phản động Pôn-pốt.
  • B. Do sự can thiệp của Mĩ.
  • C. Sự kích động và can thiệp của một số nước to lớn.
  • D. Sự ra đời của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia.

Câu 2: Năm 1960, ở châu Phi có sự kiện gì nổi bật?

  • A. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ.
  • B. Cộng hòa Ai Cập được thành lập.
  • C. Nen-xơn Ma-đê-la lên làm Tổng thống Nam Phi.
  • D. 17 nước châu Phi giành độc lập dân tộc.

Câu 3: Sự kiện nào tạo điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức.
  • B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
  • C. Mĩ đánh bại phát xít Nhật.
  • D. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.

Câu 4: Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi đã

  • A. xung đột, chiến tranh liên miên.
  • B. kí các hiệp định hợp pháp nhưng lệ thuộc vào Mĩ.
  • C. tiếp tục đấu tranh chống đế quốc thực dân.
  • D. bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội.

Câu 5: Công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội của các nước châu Phi có hạn chế như thế nào?

  • A. Đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của châu Phi.
  • B. Chưa đủ sức làm thay đổi căn bản bộ mặt của các nước châu Phi.
  • C. Chỉ làm thay đổi một phần bộ mặt các nước châu Phi.
  • D. Châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo và lạc hậu.

Câu 6: Quan hệ quốc tế trong hai giai đoạn trước và sau "Chiến tranh lạnh" có điểm gì khác?

  • A. Trật tự thế giới mới đa cực đang dần hình thành.
  • B. Chịu sự chi phối hoàn toàn của đế quốc Mĩ và Liên Xô.
  • C. Căng thẳng, đối đầu, đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
  • D. Các quốc gia ráo riết chạy đua vũ trang, nhiều tổ chức quân sự mới ra đời.

Câu 7: Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là

  • A. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc.
  • B. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
  • C. duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.
  • D. không can thiệp vào công việc nội bộ của nước nào.

Câu 8: Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Ianta là

  • A. phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ.
  • B. thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa đế quốc.
  • C. phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Nga và Mĩ.
  • D. thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

Câu 9: Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến việc Mĩ và Liên Xô chấm dứt "Chiến tranh lạnh là gì"?

  • A. Chạy đua vũ trang quá tốn kém.
  • B. Nhu cầu hợp tác giữa Mĩ và Liên Xô.
  • C. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật.
  • D. Xu thế toàn cầu hóa.

Câu 10: Mặt hạn chế trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

  • A. nguyên nhân của nạn khủng bố, gây nên tình trạng căng thẳng.
  • B. nguy cơ mất ổn định xã hội, khơi sâu khoảng cách giàu nghèo.
  • C. chế tạo ra vũ khí hiện đại, đẩy nhân loại đến trước nguy cơ chiến tranh mới.
  • D. chế tạo vũ khí hủy diệt, tình trạng ô nhiễm môi trường, những lao động và giao thông, nhiều loại bệnh tật mới...

Câu 11: Thành tựu về khoa học - kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX là gì?

  • A. Công bố "bản đồ gen người".
  • B. Phương pháp sinh sản vô tính.
  • C. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
  • D. Phát minh ra máy tính điện tử.

Câu 12: Trong giai đoạn nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra với sự ra đời của

  • A. thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học, phát triển tin học.
  • B. thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, những dạng năng lượng mới, công nghệ sinh học, phát triển tin học.
  • C. vật liệu mới, công nghệ sinh học, năng lượng mới, phát triển tin học.
  • D. thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, những dạng năng lượng mới.

Câu 13: Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại trong nông nghiệp đã

  • A. làm xuất hiện cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp.
  • B. dẫn đến hiện tượng "chảy máu chất xám".
  • C. tăng đầu tư vào khoa học cho lãi cao nhất.
  • D. làm bùng nổ thông tin với tốc độ nhanh chóng.

Câu 14: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

  • A. quy mô lớn, tộc độ nhanh.
  • B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
  • C. diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.
  • D. kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.

Câu 15: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là do

  • A. yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì Chiến tranh lạnh.
  • B. nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao.
  • C. kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX.
  • D. bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt.

Câu 16: Nét đặc trưng nổi bật của trật tự hai cực Ianta là gì?

  • A. Thế giới bị chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
  • B. Nhiều cuộc "Chiến tranh cục bộ" nổ ra.
  • C. Cuộc "Chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động.
  • D. Sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.

Câu 17: Trong lịch sử thế giới hiện đại, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra chủ yếu ở khu vực nào?

  • A. Châu Úc, châu Mĩ, châu Phi.
  • B. Châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.
  • C. Châu Á, châu Phi và châu Âu.
  • D. Châu Á, châu Âu, Mĩ Latinh.

Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của nền kinh tế Mĩ, Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Là nước khởi đầu cách mạng khoa học - kĩ thuật.
  • B. Đều thực hiện quân sự hóa nền kinh tế.
  • C. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao độ.
  • D. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật đang phát triển của thế giới.

Câu 19: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nơi nào mệnh danh là "lục địa mới trỗi dậy"?

  • A. Khu vực Mĩ Latinh.
  • B. Châu Phi.
  • C. Châu Âu.
  • D. Châu Á.

Câu 20: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi diễn ra mạnh mẽ khi Chiến tranh thế giới thứ hai

  • A. đang diễn ra quyết liệt.
  • B. chưa kết thúc.
  • C. đã kết thúc.
  • D. mới bùng nổ.

Câu 21: Trật tự thế giới theo khuôn khổ thỏa thuận I-an-ta là được thiết lập bởi những nước nào?

  • A. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ.
  • B. Liên Xô, Anh, Pháp.
  • C. Liên Xô, Mĩ, Anh.
  • D. Mĩ, Anh, Pháp.

Câu 22: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới chia thành hai phe TBCN – XHCN, đứng đầu mỗi phe là

 
  • A. Anh - Pháp.
  • B. Mĩ - Nhật.
  • C. MĨ - Liên Xô.
  • D. Anh - Mĩ.
 
 

Câu 23: Xu thế phát triển của thế giới ngày nay là

  • A. sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc.
  • B. xu thế đối đầu trong quan hệ quốc tế.
  • C. sự xác lập của trật tự “thế giới đơn cực’’.
  • D. quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại. 
 
 

Câu 24: Sau Chiến tranh lạnh, dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật, các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc lấy

 

  • A. văn hóa-giáo dục làm trọng điểm.
  • B. kinh tế làm trọng điểm.
  • C. quân sự làm trọng điểm.
  • D. chính trị làm trọng điểm.

Câu 25: Hiện nay, trong quan hệ quốc tế, Mĩ cố gắng xác lập trật tự thế giới

  • A. đa cực.
  • B. 2 cực.
  • C. 1 cực.
  • D. cùng hòa bình, thống nhất.
 
 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.