Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai nước nào vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới?
- A. Liên Xô
-
B. Mĩ
- C. Anh
- D. Nhật Bản
Câu 2: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
-
A. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ.
- B. Hệ thống thuộc địa sụp đổ.
- C. Chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ.
- D. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới sụp đổ.
Câu 3: Cuộc đấu tranh nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai không có đế quốc Mĩ tham gia trực tiếp?
- A. Triều Tiên (1950-1953).
- B. Việt Nam (1960-1975).
-
C. An-giê-ri (1954-1962).
- D. Chiến tranh Vùng Vịnh (thập niên 90 của thế kỉ XX).
Câu 4: Quan hệ quốc tế sau 1945 là sự xác lập trật tự thế giới nào?
-
A. Hai cực
- B. Một cực
- C. Đa cực
- D. A, B đúng
Câu 5: Chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô vào thời gian nào?
- A. Năm 1985.
- B. Năm 1989.
- C. Năm 1990.
-
D. Năm 1991.
Câu 6: Nguyên nhân khiến chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở Liên Xô và các nước Đông Âu
- A. Bị người dân nổi dậy lật đổ
- B. Vì những sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách
-
C. Bị các nước đế quốc tấn công
- D. Bị các thế lực đế quốc và phản động chống phá
Câu 7: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa:
- A. Các nước Tâu Âu và Mĩ
-
B. Liên Xô và Mĩ.
- C. Mĩ và Nhật Bản.
- D. Các nước Tây Âu và các nước Đông Âu.
Câu 8: Cuộc cách mạng nào đã đánh đổ chính quyền tay sai của chủ nghĩa thực dân kiểu mới?
- A. Trung Quốc (01/10/1949)
-
B. Cu Ba (10/01/1959)
- C. An-giê-ri (18/03/1962).
- D. Ấn Độ (26/11/1950).
Câu 9: Trật tự thế giới hai cực bị tan rã, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo chiều hướng:
- A. đơn cực, do Mĩ đứng đầu.
- B. đơn cực do các nước Tây Âu đứng đầu.
- C. hai cực do Mĩ và các nước Tây Âu đứng đầu.
-
D. đa cực, nhiều trung tâm.
Câu 10: Địa danh lịch sử nào đánh dấu sự mở đầu việc sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ?
- A. An-giê-ri.
-
B. Điện Biên Phủ.
- C. Phôm-pênh (Cam-pu-chia).
- D. Viên-Chăn (Lào).
Câu 11: Nước xã hội chủ nghĩa ở Mĩ La-tinh là nước nào?
- A. Brazin
- B. Mê-hi-cô
- C. Chi-lê
-
D. Cu-ba
Câu 12: Năm nào được xem là "năm châu Phi"?
- A. 1945
- B. 1955.
-
C. 1960.
- D. 1965.
Câu 13: Hiện nay, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy lĩnh vực nào làm trọng điểm?
- A. Chính trị
-
B. Kinh tế
- C. Văn hóa
- D. Quân sự
Câu 14: Ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới trong nửa sau thế kỉ XX là:
- A. Liên Xô, Mĩ, Tây Âu.
- B. Liên Xô, Mĩ, Nhật Bản.
-
C. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
- D. Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc.
Câu 15: Năm nào đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN thế giới?
- A. 1944
- B. 1945
-
C. 1949
- D. 1950
Câu 16: Tổ chức nào có nhiều tác dụng thúc đẩy sự phát triển và giao lưu kinh tế giữa các quốc gia?
- A. Khối EEC
- B. Khối ASEAN
- C. Khối NATO
-
D. A, B đúng
Câu 17: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào đi đầu trong việc ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và bảo vệ hòa bình thế giới?
- A. Trung Quốc
-
B. Liên Xô
- C. Việt Nam
- D. Cu Ba
Câu 18: Giai đoạn lịch sử từ sau 1991 đến nay được gọi là thời kì:
-
A. Sau "Chiến tranh lạnh", một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
- B. Một trật tự thế giới hai cực Xô-Mĩ.
- C. Một trật tự thế giới đơn cực.
- D. A, B đúng
Câu 19: Xu hướng chung của thế giới hiện nay là gì?
- A. Đối đầu.
- B. Liên minh chính trị.
- C. Chạy đua vào vũ trụ.
-
D. Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
Câu 20: Tại sao nói: "Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển" vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
- A. Là thời cơ, vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển cho phép các nước tận dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật, lấy kinh tế làm trọng điểm và tích cực mở rộng các quan hệ kinh tế.
- B. Là thách thức, vì hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa bởi xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố và li khai
-
C. Hai câu a và b đều đúng
- D. Hai câu a và b đều sai
Câu 21: Cách mạng nước nào được xem là "lá cờ đầu" của Mĩ La tinh?
- A. Mê-hi-cô.
- B. Vê-nê-duê-la.
-
C. Cu Ba.
- D. Ni-ca-ra-gua.
Câu 22: Tổ chức nào là liên minh kinh tế, chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?
-
A. Liên minh châu Âu (EU).
- B. Liên Hợp Quốc.
- C. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).
- D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Câu 23: Nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
- A. Nhận viện trợ kinh tế và phụ thuộc Mĩ.
- B. Tinh thần tự lực, tự cường của mỗi nước.
- C. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng,
-
D. Áp dụng những thành tựu của CM KH-KT.
Câu 24: Chủ nghĩa A-pác-thai bị xoá bỏ tại đâu?
- A. Mĩ La-tinh.
-
B. Nam Phi.
- C. Trung Đông.
- D. Châu Phi.