Giải bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 -1946)

Ngay khi vừa mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải tiến hành một cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền nhân dân gay go quyết liệt. Chính phủ ta đã ký hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946) nhượng cho Pháp Tưởng một số quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa để có thời gian chuẩn bị các mặt cho kháng chiến toàn quốc nhất định sẽ bùng nổ.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 

I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám

Chỉ 10 ngày sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, quân đội các nước trong phe Đồng minh, với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật kéo vào nước ta. Từ vĩ tuyến 16 trở ra bắc có 20 vạn quân Tưởng và bọn tay sai phản động của chúng. Từ vĩ tuyến 16 trở vào nam quân đội Anh dẹp đường cho Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Lực lượng phản động hoành hành. Nền độc lập bị đe dọa nghiêm trọng. Kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, nạn đói diễn ra nghiêm trọng, ngân sách hầu như trống rỗng. 

Việt Nam đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"

II. Bước  đầu xây dựng chế độ mới

Ngày 8-9-1945, Chính phủ Lâm thời công bố Lệnh tổng tuyển cử trong cả nước. Hơn 90% cử tri trong cả nước đi bầu cử. Sau bầu cử Quốc hội, khắp các địa phương trong cả nước tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Ngày 29-5-1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập. 

III. Diệt giặc đói giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính

Tổ chức ngày đồng tâm, lập hũ gạo cứu đói. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.

8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập nha bình dân học vụ kêu gọi nhân dân tham gia các lớp xóa nạn mù chữ. 

Xây dựng "quỹ độc lập", phát động phong trào "Tuần lễ vàng". Ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành đồng tiền Việt Nam trong cả nước.

IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược.

Được sự giúp đỡ của thực dân Anh, tháng 9-1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Quân và dân ta đã anh dũng đánh trả lại quân xâm lược bằng mọi hình thức với mọi thứ vũ khí. Trung ương Đảng, Chính Phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến. Nhân dân Bắc Bộ, Trung Bộ tích cực ủng hộ đồng bào Nam Bộ kháng chiến.

V. Đấu tranh chống quân tưởng và bọn phản cách mạng.

Không thể cùng một lúc đấu với hai kẻ thù chính vì vậy, trong khi tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Pháp Đảng ta hòa với Tưởng. Đồng ý chia cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử, nhượng một số quyền lợi kinh tế, chấp nhận tiêu tiền quan kim và quốc tệ.

Đối với bọn phản cách mạng thì nghiêm khắc trừng trị.

VI. HIệp định sơ bộ (6-3 -1946)  và Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946)

Trước tình hình Pháp và Tưởng ký hiệp ước Hoa Pháp (28-2-1946),  Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam ký hiệp định sơ bộ và tiếp đến là bản Tạm ước theo đó nhượng cho chúng nhiều quyền lợi. 

 

 

B. Bài tập & Lời giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Trang 97 sgk lịch sử 9

Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi thành lập đã rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"?

Xem lời giải

Trang 98 sgk lịch sử 12

Đảng và Chính phủ ta đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng? 

Xem lời giải

Trang 100 sgk lịch sử 9

Trong việc giải quyết nạn đói , nạn dốt và khó khăn về tài chính chúng ta đã đạt được những kết quả gì?

 

Xem lời giải

Trang 101 sgk lịch sử 9

Đảng chính phủ và nhân dân ta đã có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?

Xem lời giải

Trang 101 sgk lịch sử 9

Nêu rõ các biện pháp đối phó của ta với quân Tưởng và bọn tay sai.

 

Xem lời giải

Trang 102 sgk lịch sử 9

Trước và sau hiệp định sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối phó với Pháp, Tưởng có gì khác nhau?

Xem lời giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1:Trang 102 sgk lịch sử 9

Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám hiểm nghèo như thê nào?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 102 sgk lịch sử 9

Chính phủ ta ký với Pháp hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) nhằm mục địch gì?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 102 sgk lịch sử 9

Hãy lập bảng niên biểu về những sự kiện chính của thời kỳ lịch sử này?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải sgk lịch sử 9, hay khác:

Xem thêm các bài Giải sgk lịch sử 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.