Trắc nghiệm lịch sử 9: Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay (P4)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 9: Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Anh (chị) hiểu như thế nào là chế độ Apácthai?

  • A. Là sự phân biệt con người dựa trên tài sản
  • B. Là sự phân biệt con người dựa trên chủng tộc (màu da)
  • C. Là sự phân biệt con người dựa quốc gia
  • D. Là sự phân biệt con người dựa trên cơ sở văn hóa

Câu 2: Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
  • B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc. 
  • C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
  • D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển. 

Câu 3: Công cuộc xây dựng XHCN của các nước Đông Âu đã mắc phải một số thiếu sót và sai lầm là:

  • A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
  • B. Tập thể hóa nông nghiệp.
  • C. Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.
  • D. Rập khuôn, cứng nhắc mô hình xây dựng XHCN ờ Liên Xô trong khi hoàn cảnh và điều kiện đất nước mình khác biệt.

Câu 4: Sau "chiến tranh lạnh", dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc:

  • A. Lấy quân sự làm trọng điểm.
  • B. Lấy chính trị làm trọng điểm.
  • C. Lấy kinh tế làm trọng điểm.
  • D. Lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm.

Câu 5: Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là ai?

  • A. Chế độ phân biệt chủng tộc.
  • B. Chủ nghĩa thực dân cũ.
  • C. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
  • D. Giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 6: Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh?

  • A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
  • B. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
  • C. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
  • D. Đến thập kỉ 60 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).

Câu 7:  Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào?

  • A. Lào, Việt Nam
  • B. Cam-pu-chia, Lào
  • C. Lào, Mi-an-ma
  • D. Mi-an-ma,Việt Nam

Câu 8: Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
  • B. Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (08 - 09 - 1951).
  • C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.
  • D. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.

Câu 9: Vì sao Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) lại bị giải thể?

  • A. Do “khép kín” cửa trong hoạt động.
  • B. Do không đủ sức cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu.
  • C. Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất.
  • D. Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. 

Câu 10: Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?

  • A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới,
  • B. Đánh dấu sự bình đẳng giữa các dân tộc, màu da trên thế giới.
  • C. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ.
  • D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

Câu 11: Nguyên nhân nào mang tính chất giáo điều đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?

  • A. Xây dựng một mô hình về CNXH không phù hợp với sự biến đổi của thế giới và thực tế khách quan.
  • B. Sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức của nhiều người lãnh đạo.
  • C.  Rời bỏ những nguyên lý đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin.
  • D. Sự chống phá của các thế lực thù địch với CNXH.

Câu 12: Cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ Latinh trong những năm 60-80 của thế kỉ XX là đưa tới kết quả gì?

  • A. Nhiều nước Mĩ Latinh giành được độc lập thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha
  • B. Làm cho các nước Mĩ Latinh bị phụ thuộc, trở thành sân sau của đế quốc Mĩ
  • C. Chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập ở nhiều nước Mĩ Latinh.
  • D. Các nước Mĩ Latinh vươn lên, phát triển nhanh chóng và trở thành các nước công nghiệp

Câu 13: “Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?  

  • A. Liên hợp quốc
  • B. SEATO
  • C. ASEAN
  • D. APEC 

Câu 14: Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi", vì sao?

  • A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
  • B. Chậu Phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất.
  • C. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.
  • D. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy".

Câu 15: Điểm giống nhau trong chính đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ là gì?

  • A. Chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực".
  • B. "Chiến lược toàn cầu hóa".
  • C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
  • D. "Chủ nghĩa lấp chỗ trống".

Câu 16: Vì sao "trật tư hai cực I-an-ta" bị sụp đổ?

  • A. Xô - Mĩ mất dần vai trò của mình đối với các nước
  • B. Xô - Mĩ quá chán ngán trong chạy đua vũ trang
  • C. Các nước Tây Âu, Nhật Bản đã vượt xa Xô- Mỹ về khoa học kĩ thuật.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 17: Sự kiện nào đã mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người trong thế kỉ XX?

  • A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
  • B. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ
  • C. Mĩ đưa con người đặt chân lên mặt trăng
  • D. Mĩ chế tạo thành công máy bay

Câu 18: Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là  

  • A. Cố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực
  • B. Tìm cách tiêu diệt Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa
  • C. Thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở châu Á
  • D. Nới lỏng sự kiểm soát đối với Đảng Cộng sản ở Mĩ

Câu 19: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc mang tính chất gì?

  • A. Một cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.
  • B. Một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo
  • C Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
  • D. Một cuộc nội chiến.

Câu 20: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai?

  • A. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ.
  • B. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
  • C. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
  • D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.