Trắc nghiệm lịch sử 9 học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Nhật Bản bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN vào năm nào? 

  • A. 1976.
  • B. 1977.
  • C. 1978.
  • D. 1979

Câu 2: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?

  • A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
  • B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
  • C. Chế độ phân biệt chủng tộc.
  • D. Chế độ thực dân.

Câu 3: Mục đích bao quát nhất của "chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động là gì?

  • A. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc Mĩ.
  • B. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước XHCN.
  • C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới
  • D. Thực hiện "Chiến lược toan cầu" làm bá chủ thế giới của đế quốc Mĩ.

Câu 4: Sau 20 năm cải cách mở cửa (1979 - 1998) nền kinh tế Trung Quốc đã:

  • A. Ổn định và phát triển mạnh.
  • B. Phát triển nhanh chóng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
  • C. Không ổn định và bị chững lại.
  • D. Bị cạnh tranh gay gắt.

Câu 5: "Chính sách thực lực" và “Chiến lược toàn cầu" của đế quốc Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở đâu?

  • A. Triều Tiên
  • B. Việt Nam
  • C. Cu Ba
  • D. Lào

Câu 6: Giai cấp tư sản Việt Nam bị phân hoá thành hai bộ phận nào?

  • A. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
  • B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
  • C. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.
  • D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.

Câu 7: Nguyên nhân chính của sự ra đời liên minh phòng thủ Vác-Sa-va (14/5/1955) là gì?

  • A. Để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.
  • B. Để tăng cường sức mạnh của các nước XHCN.
  • C. Để đối phó với việc vũ trang lại Tây Đức của các nước thành viên khối NATO.
  • D. Để đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu.

Câu 8: Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại dẫn đến một hiện tượng gì?.

  • A. Sự đầu tư và khoa học cho lãi cao.
  • B. Sự bùng nổ thông tin.
  • C. Nhiều người đầu tư vào việc phát minh sáng chế.
  • D. Chảy máu chất xám.

Câu 9: Việt Nam gia nhập ASEAN vào khoảng thời gian nào?

  • A. Tháng 7/1994
  • B. Tháng 4/1994
  • C. Tháng 7/1005
  • D. Tháng 8/1995

Câu 10: Những tổ chức chinh trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Đảng Thanh niên là tiền thân của?

  • A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
  • B. Việt Nam Quốc dân Đảng.
  • C. Tân Việt cách mạng Đảng.
  • D. Đông Dương cộng sản Đảng.

Câu 11: Đường lối "Ba ngọn cờ hồng" tập trung phát triển kinh tế theo phương châm nào?

  • A. Nhanh, nhiều, tốt, rẻ.
  • B. Nhiều, tốt, rẻ.
  • C. Nhanh, tốt, rẻ
  • D. Nhanh, nhiều, tốt

Câu 12: Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới ngày nay là gì?

  • A. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
  • B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế
  • C. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi.
  • D. Hòa nhập nhưng không hòa tan.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không thuộc cải cách dân chủ ở Cu Ba?

  • A. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản nước ngoải.
  • B. Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp.
  • C. Thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục.
  • D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.

Câu 14: Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919-1924 chủ yếu là gì?

  • A. Đòi quyền lợi về kinh tế.
  • B. Đòi quyền lợi về chính trị.
  • C. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
  • D. Để giải phóng dân tộc.

Câu 15: Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) giải thể vào năm nào?

  • A. 1989 
  • B. 1990
  • C. 1991
  • D. 1992

Câu 16: Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đến nền kinh tế Việt Nam là gì?

  • A. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc Pháp.
  • B. Nền kinh tế Việt Nam vấn bị lạc hậu, què quặt.
  • C. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập.
  • D. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp.

Câu 17: Chiến lược "kinh tế vĩ mô" (6/1996) ở Nam Phi ra đời với tên gọi là gì?

  • A. Giải quyết việc làm cho người lao động da đen.
  • B. Vì sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước.
  • C. Hội nhập, cùng phát triển.
  • D. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại.

Câu 18: Các thành viên đầu tiên của Khối Thị trường chung châu Âu (EEC) gồm:

  • A. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan.
  • B. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha.
  • C. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Luc-xem-bua.
  • D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha.

Câu 19: Cuộc đấu tranh nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai không có đế quốc Mĩ tham gia trực tiếp?

  • A. Triều Tiên (1950-1953).
  • B. An-giê-ri (1954-1962).
  • C. Việt Nam (1960-1975).
  • D. Chiến tranh Vùng Vịnh (thập niên 90 của thế kỉ XX).

Câu 20: Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
  • B. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh.
  • C. Sự ra đời của khối ASEAN.
  • D. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.

Câu 21: Để phát triển khoa học kĩ thuật, ở Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?

  • A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.
  • B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.
  • C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.
  • D. Coi trọng việc nhập kỹ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.

Câu 22: Người máy rô-bốt lần đầu tiên ra đời ở nước nào?

  • A. Mĩ.
  • B. Nhật
  • C. Anh.
  • D. Đức.

Câu 23: Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới hai chú trọng vào:

  • A. phát triển nện công nghiệp nhẹ.
  • B. phát triển nền cộng nghiệp truyền thống.
  • C. phát triển kinh tế công-nông- thương nghiệp.
  • D. phát triển công nghiệp nặng.

Câu 24: Điểm giống nhau trong chính đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ là gì?

  • A. Chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực".
  • B. "Chiến lược toàn cầu hóa".
  • C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
  • D. "Chủ nghĩa lấp chỗ trống".

Câu 25: Trần Dân Tiên ví “Như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” cho sự kiện nào?

  • A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu - Trung Quốc (6/1924).
  • B. Cuộc đầu tranh đòi thả tự do cho cụ Phan Bội Châu (1925).
  • C. Phong trào đấu tranh đòi để tang cụ Phan Chu Trinh (1926).
  • D. Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).

Câu 26: Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) là

  • A. Kết thúc hơn 100 năm ách nô dịch của địa chủ và phong kiến.
  • B. Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do.
  • C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
  • D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 27: Theo quy định của Hội nghị I-an-ta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Liên Xô
  • B. Anh
  • C. Mĩ
  • D. Pháp

Câu 28: Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần hai, Pháp đã tăng cường đầu tư vốn vào ngành nào nhiều nhất?

  • A. Công nghiệp nặng
  • B. Công nghiệp nhẹ
  • C. Nông nghiệp và khai thác mỏ
  • D. Thương nghiệp và xuất khẩu

Câu 29: Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc của các nước nào ở châu Phi?

  • A. Ai Cập
  • B. An-giê-ri
  • C. Ăng-gô-la
  • D. Tuy-ni-di

Câu 30: Địa danh lịch sử nào đánh dấu sự mở đầu việc sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ?

  • A. An-giê-ri.
  • B. Điện Biên Phủ.
  • C. Phôm-pênh (Cam-pu-chia).
  • D. Viên-Chăn (Lào).

Câu 31: Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX Liên Xô đã làm gì?

  • A. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp.
  • B. Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới.
  • C. Không tiến hành những cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội.
  • D. Có sửa đổi nhưng chưa triệt để.

Câu 32: Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?

  • A. Anh
  • B. Pháp
  • C. Mĩ
  • D. Nhật

Câu 33: Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?

  • A. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.
  • B. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
  • C. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu.
  • D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.

Câu 34: Nhân vật chủ mưu gây nội chiến ở Trung Quốc từ 20/7/1946 là ai?

  • A. Mao Trạch Đông
  • B. Chu Đức
  • C. Tưởng Giới Thạch
  • D. Chu Ân Lai

Câu 35: Khoa học khác với kĩ thuật ở điểm nào?

  • A. Khoa học cơ bản đi trước kĩ thuật.
  • B. Khoa học phát minh, phát hiện các quy luật trong các lĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Sinh.
  • C. Khoa học tạo điều kiện để kĩ thuật phát triển.
  • D. A, B, C đúng.

Câu 36: Từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi:

  • A. Mĩ, Anh, Nhật thành lập Khối Quân sự Đông Nam Á (SEAN).
  • B. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.
  • C. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu. 
  • D. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự.

Câu 37: Nội dung nào sau đây không có trong "Trật tự hai cực I-an-ta"?

  • A. Trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh.
  • B. Trật tự thế giới được hình thành sau hội nghị I-an-ta (04/1945).
  • C. Sự phân chia ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
  • D. Mĩ và Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác.

Câu 38: Khái niệm các nước Đông Âu để chỉ :

  • A. vị trí địa lý phía Đông Châu Âu
  • B. các nước xã hội chủ nghĩa
  • C. các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa ở phía Tây Liên Xô.
  • D. cả A và B đều đúng.

Câu 39: Sang những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật phát triển được do nguyên nhân cơ bản nào?

  • A. Nhờ những đơn đặt hàng của Mĩ khi Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam.
  • B. Nhật áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.
  • C. Vươn lên cạnh tranh với Tây Âu.
  • D. "Luồn lách" xâm nhập thị trường các nước.

Câu 40: Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào?

  • A. Thực dân Anh
  • B. Đế quốc Mĩ
  • C. Thực dân Pháp
  • D. Đế quốc Nhật

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.