Câu 1: Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều khu vực trên thế giới lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến do đâu?
- A. Mâu thuẫn vệ dân tộc.
- B. Mâu thuẫn về tôn giáo.
- C. Tranh chấp về biên giới, lãnh thổ.
-
D. A, B, C đúng.
Câu 2: Mỹ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới vào thời gian nào?
- A. Từ năm 1945-1975.
- B. Từ năm 1950-1975.
- C. Từ năm 1918-1945.
-
D. Từ năm 1945-1950.
Câu 3: Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ăng-gô-la, Mô-dăm-bich, Ghi-nê Bit-Xao nhằm đánh đổ ách thống trị của:
- A. Phát xít Nhật
- B. Phát xít l-ta-li-a
- C. Thực dân Tây Ban Nha
-
D. Thực dân Bồ Đào Nha
Câu 4: Đâu là trở ngại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lợi của XHCN & Đông Âu?
- A. Sự phá hoại của các thế lực phản động.
-
B. Rập khuôn, giáo điều theo mô hình xây dựng XHCN ở Liên Xô.
- C. Chưa đảm bảo đầy đủ sự công bằng xã hội và quyền dân chủ của nhân dân.
- D. Sự trì trệ, thiếu năng động trước những biến động của tình hình thế giới.
Câu 5: Biểu hiện của “chiến lược toàn cầu” Mỹ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 là
-
A. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
- B. Trừng phạt kinh tế Việt Nam.
- C. Lôi kéo Việt Nam tham gia NATO.
- D. Giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học.
Câu 6: Cuộc cách mạng nào được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân?
-
A. Cách mạng xanh
- B. Cách mạng chất xám
- C. Cách mạng trắng
- D. Cách mạng nhung
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thuộc cải cách dân chủ ở Cu Ba?
- A. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản nước ngoải.
- B. Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp.
- C. Thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục.
-
D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.
Câu 8: Biểu hiện nào chứng tỏ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?
- A. Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%
-
B. Sản lượng công nghiệp Liên Xô chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp thế giới
- C. Chế tạo thành công bom nguyên tử
- D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ
Câu 9: Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là
- A. Ủng hộ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
- B. Ủng hộ Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam
-
C. Hòa bình, trung lập
- D. Đứng về phía Mĩ, tham gia vào khối SEATO
Câu 10: Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là gì?
- A. "Đại lục mới trỗi dậy"
-
B. "Đại lục bùng cháy"
- C. Đại lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhất
- D. "Đại lục bùng cháy" và "Đại lục mới trỗi dậy"
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của cuộc đảo chính ngày 19-8-1991?
- A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động
- B. Nhà nước Liên bang tê liệt
- C. Các nước cộng hòa đòi ly khai
-
D. Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống
Câu 12: Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại dẫn đến một hiện tượng gì?.
- A. Sự đầu tư và khoa học cho lãi cao.
-
B. Sự bùng nổ thông tin.
- C. Nhiều người đầu tư vào việc phát minh sáng chế.
- D. Chảy máu chất xám.
Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946- 1950)?
- A. Các nước đế quốc tiến hành bao vây cấm vận Liên Xô
-
B. Liên Xô chịu tổn thất nặng nề từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
- C. Phong trào cách mạng thế giới phát triển cần có sự giúp đỡ của Liên Xô
- D. Mĩ đang chuẩn bị phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô
Câu 14: Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?.
- A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
-
B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.
- C. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự.
- D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
Câu 15: Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc?
-
A. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân
- B. Cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc là sự tiếp nối của phong trào giải phóng dân tộc
- C. Nó là sự áp bức, kì thị của người da trắng với người da màu
- D. Nó lật đổ quyền thống trị của thực dân da trắng ở Nam Phi
Câu 16: Đâu không phải là điều kiện khách quan thuận lợi để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chủ nghĩa đế quốc suy yếu
-
B. Chiến lược toàn cầu của Mĩ
- C. Sự ra đời và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa
- D. Sự phát triển của phong trào hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản
Câu 17: Đặc điểm nào sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai là biểu hiện tích cực nhất trong thế giới tư bản?
- A. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.
- B. Sự "nhất thể hóa quốc tế" trong nền Kinh tế.
-
C. Sự khai thác những thành tựu khoa học kĩ thuật để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
- D. Sự phát triển về văn hóa, giáo dục, văn học nghệ thuật.
Câu 18: “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” được hiểu là gì?
- A. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lênin
- B. Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc
- C. Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản
-
D. Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc
Câu 19: Chiến lược "kinh tế vĩ mô" (6/1996) ở Nam Phi ra đời với tên gọi là gì?
- A. Giải quyết việc làm cho người lao động da đen.
- B. Vì sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước.
- C. Hội nhập, cùng phát triển.
-
D. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại.
Câu 20: Trong sự phát triển "thần kì của Nhật Bản" có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?
- A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
-
B. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học-kĩ thuật.
- C. "Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.
- D. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.