Câu 1: Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX Liên Xô đã làm gì?
- A. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp.
- B. Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới.
-
C. Không tiến hành những cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội.
- D. Có sửa đổi nhưng chưa triệt để.
Câu 2: Bước sang những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế và xã hội của Liên Xô có những khó khăn gì?
- A. Sản xuất công nghiệp trì trệ
- B. Lương thực và thực phẩm khan hiếm
- C. Mức sống của nhân dân Liên Xô ngày càng giảm sút, cách xa so với đời sống của người dân các nước phương Tây
-
D. Tất cả những câu trả lời trên đều đúng
Câu 3: Tháng 3-1985, ở Liên Xô đã diễn ra sự kiện quan trọng gì?
- A. Goóc-ba-chốp lên làm tổng thống Liên Xô
-
B. Go óc-ba-chộp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng cộng sản và tiến hành cải tổ
- C. Các nước cộng hòa tuyên bố ly khai khỏi Liên bang Xô Viết
- D. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động
Câu 4: Công cuộc cải tổ của M. Goóc-ba-chốp nhằm mục đích gì?
- A. Sửa chữa những thiếu sót, sai lầm trước kia
- B. Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng
- C. Xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân văn đúng như bản chất của nó
-
D. Tất cả những câu trả lời trên đều đúng
Câu 5: Nội dung của công cuộc cải tổ ở Liên Xô là gì?
- A. Cải tổ về kinh tế.
- B. Cải tổ hệ thống chính trị.
- C. Cải tổ xã hội.
-
D. Cải tổ kinh tế, chính trị và xã hội.
Câu 6: Thời gian tiến hành công cuộc "cải tổ" của Liên Xô kéo dài trong bao lâu?
- A. 4 năm
- B. 5 năm
-
C. 6 năm
- D. 7 năm
Câu 7: Công cuộc cải tổ của M. Goóc-ba-chốp bắt đầu từ năm nào?
-
A. 1985
- B. 1986
- C. 1987
- D. 1988
Câu 8: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô năm 1985 diễn ra đầu tiên trong lĩnh vực nào?
- A. chính trị - văn hóa
- B. Văn hóa -giáo dục
-
C. Kinh tế
- D. Quân sự
Câu 9: Trước những khó khăn về kinh tế, những cải tổ về chính trị - xã hội được đẩy mạnh như thực hiện chế độ
- A. Đại nghị
- B. Quân chủ
-
C. Tổng thống
- D. Dân chủ
Câu 10: Sự kiện nào sau đây đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô chấm dứt?
- A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
- B. Các nước cộng hòa tách ra khỏi Liên bang Xô viết và tuyên bố độc lập.
-
C. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.
- D. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập.
Câu 11: Chế độ XHCN ở Liên Xô tồn tại bao nhiêu năm?
- A. 71 năm
- B. 72 năm
- C. 73 năm
-
D. 74 năm
Câu 12: Trước tình hình khủng hoảng kinh tế, chính trị ngày càng trầm trọng Chính phủ các nước Đông Âu đã có những hành động gì?
- A. Tiến hành một loạt cải cách về kinh tế và chính trị.
- B. Tuyên bố giải tán, từ bỏ quyền lãnh đạo.
- C. Kêu gọi sự trợ giúp của Liên Xô.
-
D. Đàn áp các phong trào quần chúng, không đề ra các cải cách cần thiết và đúng đắn.
Câu 13: Cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở các nước Đông Âu lên tới đỉnh điểm trong thời gian nào?
- A. Đầu năm 1988.
-
B. Cuối năm 1988.
- C. Đầu năm 1991.
- D. Cuối năm 1991.
Câu 14: Công cuộc xây dựng XHCN của các nước Đông Âu đã mắc phải một số thiếu sót và sai lầm là:
- A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
- B. Tập thể hóa nông nghiệp.
- C. Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.
-
D. Rập khuôn, cứng nhắc mô hình xây dựng XHCN ờ Liên Xô trong khi hoàn cảnh và điều kiện đất nước mình khác biệt.
Câu 15: Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là:
- A. Sự sụp đổ của chế độ XHCN.
-
B. Sự sụp đổ của mô hình XHCN chưa khoa học.
- C. Sự sụp đổ của một đường lối sai lầm.
- D. Sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội.
Câu 16: Nước xóa bỏ thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Âu là:
-
A. Ba Lan
- B. Hung-ga-ri
- C. Tiệp Khắc
- D. Cộng hòa Dân chủ Đức
Câu 17: Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
- A. Các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước chống phá.
- B. Chậm sửa chữa những sai lầm.
- C. Nhà nước nhân dân Xô viết, nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.
-
D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp.
Câu 18: Nguyên nhân nào mang tính chất giáo điều đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?
-
A. Xây dựng một mô hình về CNXH không phù hợp với sự biến đổi của thế giới và thực tế khách quan.
- B. Sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức của nhiều người lãnh đạo.
- C. Rời bỏ những nguyên lý đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin.
- D. Sự chống phá của các thế lực thù địch với CNXH.
Câu 19: Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) giải thể vào năm nào?
- A. 1989
- B. 1990
-
C. 1991
- D. 1992
Câu 20: Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) bị giải thể do nguyên nhân nào?
- A. Do "khép kín" cửa trong hoạt động.
- B. Do không đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu
- C. Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất.
-
D. Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.