Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975) (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975) (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là  

  • A. Có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng
  • B. Có sự điều chỉnh phương châm tác chiến
  • C. Tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương
  • D. Là những trận quyết chiến chiến lược

Câu 2: Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp (1946 - 1954) và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều diễn ra trong điều kiện quốc tế như thế nào?  

  • A. Nội bộ phe xã hội chủ nghĩa thống nhất
  • B. Cục diện hai cực, hai phe bao trùm thế giới
  • C. Phong trào cách mạng thế giới đi vào giai đoạn thoái trào
  • D. Đang có sự hòa hoãn giữa các cường quốc

Câu 3: Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?  

  • A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược cả ta và địch đều cố nắm giữ
  • B. Cơ sở quần chúng của ta ở Tây Nguyên vững chắc
  • C. Do sự bố phòng sơ hở của quân đội Sài Gòn
  • D. Do Tây Nguyên là căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn

Câu 4: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đánh cho Ngụy nhào?

  • A. Chiến dịch Tây Nguyên
  • B. Hiệp định Pari
  • C. Chiến dịch Huế Đà Nẵng
  • D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975

Câu 5: Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975)?

  • A. Sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương
  • B. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc
  • C. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ
  • D. Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam

Câu 6: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) không có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?

  • A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
  • B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới
  • C. Là nguồn cổ vũ đối với phong trào cách mạng thế giới
  • D. Góp phần làm xói mòn và sụp đổ trật tự hai cực Ianta

Câu 7: Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam? 

  • A. Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam
  • B. Khẳng định con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền
  • C. Xác định đươc kẻ thù của nhân dân miền Nam
  • D. Củng cố tinh thần, thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam

Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Phước Long đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là gì?  

  • A. Làm lung lay ý chí chiến đấu của quân đội Sài Gòn
  • B. Chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, giúp Bộ chính trị hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam
  • C. Giáng đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn
  • D. Tạo tiền đề thuận lợi để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam

Câu 9: Tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng năm 1975 là  

  • A. Đồng Nai thượng
  • B. Hà Tiên
  • C. Kiên Giang
  • D. Châu Đốc

Câu  10: Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có chủ trương gì?  

  • A. Quyết định thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn
  • B. Quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975
  • C. Quyết định giải phóng toàn miền Nam, trước hết là giải phóng Huế- Đà Nẵng
  • D. Quyết định hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1976

Câu 11: 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?  

  • A. Toàn bộ nội các Sài Gòn bị bắt sống
  • B. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố từ chức
  • C. Toàn bộ miền Nam được giải phóng
  • D. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Câu 12: Căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam là  

  • A. Huế
  • B. Sài Gòn
  • C. Đà Nẵng
  • D. Buôn Ma Thuật

Câu 13: Chiến dịch mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là 

  • A. Huế- Đà Nẵng
  • B. Tây Nguyên
  • C. Sài Gòn- Gia Định
  • D. Quảng Trị

Câu 14: Cơ sở nào để Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam cuối năm 1974 - đầu năm 1975?  

  • A. Sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn
  • B. Sự lớn mạnh của quân Giải phóng miền Nam
  • C. Khả năng quay trở lại hạn chế của Mĩ
  • D. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng

Câu 15: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) xác định là gì?  

  • A. Giải phóng miền Nam trong năm 1975
  • B. Chỉ đấu tranh chính trị để thống nhất đất nước
  • C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
  • D. Tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất

Câu 16: Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương kiên quyết đấu tranh trên những mặt trận nào?  

  • A. Quân sự, chính trị, ngoại giao
  • B. Chính trị, ngoại giao
  • C. Quân sự, ngoại giao
  • D. Chính trị, quân sự

Câu 17: Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) đã xác định kẻ thù của nhân dân miền Nam là  

  • A. Đế quốc Mĩ
  • B. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu
  • C. Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu
  • D. Chính quyền Dương Văn Minh

Câu 18: Mĩ và chính quyền Sài Gòn có hành động gì sau khi kí kết hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?  

  • A. Nghiêm túc thực thi hiệp định
  • B. Ngang nhiên phá hoại hiệp định
  • C. Yêu cầu đồng minh phủ nhận hiệp định
  • D. Kêu gọi cộng đồng quốc tế không thừa nhận hiệp định

Câu 19: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 gồm các chiến dịch nào?

  • A. Chiến dịch đường 14, Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • B. Chiến dịch Lam sơn 719, Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
  • C. Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch đường 9 Nam Lào.
  • D. Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 20: Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là gì?

  • A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
  • B. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
  • C. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  • D. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

Câu 21: Mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, được đề ra trong Đại hội Đảng lần thứ

  • A. VI.
  • B. IV.
  • C. VII.
  • D. V.

Câu 22: Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào thời gian nào?

  • A. 10 đến 18/12/1986.
  • B. 15 đến 18/12/1986.
  • C. 15 đến 18/12/1985.
  • D. 20 đến 25/12/1986.

Câu 23: Đại hội lần thứ V của Đảng đã khẳng định điều gì?

  • A. Tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa đã vạch ra từ Đại hội lần thứ IV.
  • B. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  • C. Tất cả đều đúng.
  • D. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.

Câu 24: Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?

  • A. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.
  • B. Thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
  • C. Ổn định tình hình chính trị – xã hội ở miền Nam.
  • D. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.

Câu 25: Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta là gì ?

  • A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào cách mạng thế giới
  • B. Có tác động rất lớn đến nội tình nước Mĩ
  • C. Mở ra một kỷ nguyên  mới cho lịch sử Viêt Nam: cả nước độc lập, thống nhất cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội
  • D. Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của  chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, rửa sạch nỗi nhục và nỗi đau mất nước hơn một thế kỷ

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.