Trắc nghiệm lịch sử 9: Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay (P2)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 9: Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Ngày 9-3-1945 ở Đông Dương đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?  

  • A. Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương
  • B. Chiến tranh Pháp- Nhật bùng nổ
  • C. Nhật đảo chính Pháp
  • D. Pháp thiết lập trở lại nền thống trị trên toàn Việt Nam

Câu 2: Qua 3 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại những bài học kinh nghiệm gì?

  • A. Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.
  • B. Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền.
  • C. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa.
  • D. Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích.

Câu 3: Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là  

  • A. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch tương đối yếu
  • B. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch mạnh nhất
  • C. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi có vị trí quan trong mà địch tương đối yếu
  • D. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi bố phòng sơ hở của địch

Câu 4: Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ giai cấp nào trong xã hội Việt Nam?

  • A. Giai cấp tư sản bị phá sản.
  • B. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
  • C. Tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép.
  • D. Thợ thủ công bị thất nghiệp

Cây 5: Trọng tâm phát triển kinh tế miền Bắc thời kì 1958 - 1960 là:

  • A. Phát triển thành phần kinh tế cá thể.
  • B. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
  • C. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân.
  • D. Phát triển thành phần kinh tế hợp tác xã.

Câu 6: Năm 1930 Nghệ Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất vì sao?

  • A. Là nơi bị thực dân Pháp khủng bố tàn khốc nhất
  • B. Là quê hương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
  • C. Là nơi có đội ngũ cán bộ Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đông nhất.
  • D. Là nơi có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm, là nơi có chi bộ Đảng hoạt động mạnh.

Câu 7: Kết quả lớn nhất của ta trong chiến dịch Biên giới 1950 là gì?

  • A. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 quân địch.
  • B. Giải phóng vùng biên giới Việt Trung dài 750 km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân
  • C. Hành lang Đông-Tây bị chọc thủng ở Hoà Bình
  • D. Bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc. Kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản.

Câu 8: Những tổ chức chinh trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Đảng Thanh niên là tiền thân của?

  • A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
  • B. Việt Nam Quốc dân Đảng.
  • C. Tân Việt cách mạng Đảng
  • D. Đông Dương cộng sản Đảng.

Câu 9: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3/1982) có những quyết định quan trọng. Điều nào sau đây chưa phải là quyết định của Đại hội Đảng lần này?

  • A. Cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.
  • B. Tiếp tục đường lối xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước.
  • C. Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta phải trải qua nhiều chặng.
  • D. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1981 -1985).

Câu 10: Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII (7/1935) đã có những chủ trương gì?

  • A. Thành lập Đảng Cộng sản ở mỗi nước. 
  • B. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.
  • C. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước tư bản.
  • D. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa.

Câu 11: Vấn đề đổi mới về kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào với nhau?  

  • A. Tách bạch với nhau
  • B. Gắn liền với nhau
  • C. Chính trị quyết định hơn
  • D. Chính trị là trọng tâm

Câu 12: Nội bộ Tân Việt cách mạng Đảng phân hóa vì sao?

  • A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển mạnh, lý luận và tư tưởng cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lê nin có ảnh hưởng đến số Đảng viên trẻ của Tân Việt.
  • B. Nội bộ Tân Việt không thống nhất.
  • C. Tác động của tình hình thế giới vào Việt Nam.
  • D. Sự vận động hợp nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Câu 13: Những thuận lợi cơ bản sau tháng Tám 1945 ở nước ta?

  • A. Nhân dân lao động đã giành chính quyền làm chủ, tích cực xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
  • B. Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở nhiều nước thuộc địa phụ thuộc.
  • C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ phát triển.
  • D. A, B và C đúng.

Câu 14:  Người được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ai?

  • A. Hồ Chí Minh
  • B. Tôn Đức Thắng
  • C. Nguyễn Lương Bằng
  • D. Trần Đức Lương

Câu 15: Các tổ chức cộng sản xuất hiện năm 1929 mang điểm hạn chế gì lớn nhất?  

 

  • A. Sự đối lập về ý thức hệ
  • B. Hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau
  • C. Còn thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn
  • D. Thiếu một bộ chỉ huy thống nhất 

Câu 16: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào?

  • A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến
  • B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
  • C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
  • D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam 

Câu 17: Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến 15/8/1945 đã quyết định vấn đề gì?

  • A. Khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
  • B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
  • C. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
  • D. Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.

Câu 18: Vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng. Đó là nội dung của tờ báo nào?

  • A. Đời sống công nhân
  • B. Nhân đạo
  • C. Người cùng khổ
  • D. Tạp chí thư tín quốc tế

Câu 19: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, được sử dụng theo công thức nào?

  • A. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân Ngụy là chủ yếu + vũ khí + trang thiết bị hiện đại của Mĩ 
  • B. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân Mĩ là chủ yếu + quân Ngụy + vũ khí + trang thiết bị hiện đại của Mĩ.
  • C. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng minh + quân Ngụy + trang thiết bị hiện đại của Mĩ.
  • D. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng minh + trang thiết bị hiện đại của Mĩ.

Câu 20:  Lý do nào là chủ yếu ta chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công đầu tiên cho chiến dịch giải phóng miền Nam 1975?

  • A. Vì Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, địch tập trung lực lượng ở đây dày đặc.
  • B. Vì Tây Nguyên là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, nhưng địch tập trung quân mỏng, bố phòng nhiều sơ hở.
  • C. Vì Tây Nguyên có một căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ - Ngụy ở miền Nam.
  • D. Vì nếu chiếm được Tây Nguyên cắt đôi miền Nam.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.