Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) là  

  • A. Thực dân Pháp
  • B. Phát xít Nhật
  • C. Pháp- Nhật
  • D. Thực dân Pháp và tay sai

Câu 2: Ngày 9-3-1945 ở Đông Dương đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?  

  • A. Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương
  • B. Chiến tranh Pháp- Nhật bùng nổ
  • C. Nhật đảo chính Pháp
  • D. Pháp thiết lập trở lại nền thống trị trên toàn Việt Nam

Câu 3: Ngày 22-12-1944, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?  

  • A. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập
  • B. Các lực lượng vũ trang thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân
  • C. Trung đội Cứu quốc quân III được thành lập
  • D. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì

Câu 4: Địa phương nào là nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các Hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh?  

  • A. Bắc Kạn
  • B. Cao Bằng
  • C. Tuyên Quang
  • D. Thái Nguyên

Câu 5: Các tổ chức quần chúng trong Mặt trận Việt Minh đều có tên gọi chung là  

  • A. Hội Phản đế.
  • B. Hội Cứu tế.
  • C. Hội Ái hữu.
  • D. Hội Cứu quốc

Câu 6: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam được xác định tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) là  

  • A. Chống Pháp để giành độc lập dân tộc
  • B. Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
  • C. Tiến hành thổ địa cách mạng
  • D. Giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp- Nhật

Câu 7: Phát xít Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) là do

  • A. thất bại gần kề của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • B. mâu thuẫn Pháp - Nhật càng lúc càng gay gắt.
  • C. Nhật tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít.
  • D. phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật nhiều khó khăn.

Câu 8: Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, khẩu hiệu nào sau đây đã được đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân?

  • A. "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói".
  • B. "Cách mạng ruộng đất".
  • C. "Giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công".
  • D. "Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình".

Câu 9: Hình thức đấu tranh thấp nhất mà Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng tháng 3/1945 đưa ra là

  • A. bãi công, biểu tình. 
  • B. biểu tình thị uy. 
  • C. vũ trang du kích. 
  • D. bất hợp tác, bãi công, bãi thị. 

Câu 10: Để tập hợp lực lượng chính trị chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa, Việt Minh đã thành lập

  • A. Hội Phản đế Đông Dương. 
  • B. Hội Thanh nhiên phản đế. 
  • C. Hội Phụ nữ phản đế. 
  • D. Hội Cứu quốc. 

Câu 11: Sau khi về Việt Nam (đầu năm 1941), Nguyễn Ái Quốc đã chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng

  • A. trung tâm chỉ đạo kháng chiến. 
  • B. căn cứ địa cách mạng. 
  • C. Khu giải phóng Việt Nam. 
  • D. sở chỉ huy các chiến dịch. 

Câu 12: Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức nào dưới đây?

  • A. Việt Nam độc lập đồng minh.
  • B. Đội Cứu quốc quân.
  • C. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
  • D. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

Câu 13: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nước ta là

  • A. khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa.
  • B. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
  • C. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
  • D. đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.

Câu 14: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?

  • A. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11-1939).
  • B. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  • C. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân.
  • D. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Câu 15: Tại Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 (5 - 1941), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập mặt trận nào?

  • A. Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh)
  • B. Mặt trận Đồng Minh
  • C. Mặt trận Liên Việt
  • D. Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương

Câu 16: Sau khi Nhật đảo chính Pháp, kẻ thù chính cụ thể trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là lực lượng nào?

  • A. Phát xít Nhật và đồng minh của Nhật.
  • B. Thực dân Pháp.
  • C. Phát xít Nhật - Pháp.
  • D. Phát xít Nhật.

Câu 17: Nhật xâm lược Đông Dương, Nhật từng bước lấn tới nhằm mục đích gì?

  • A. Làm bàn đạp tấn công nước khác.
  • B. Biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật.
  • C. Để gây sức ép, tấn công Trung Quốc.
  • D. Biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không thuộc Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941?

  • A. Giải phóng dân tộc .
  • B. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
  • C. Kẻ thù của cách mạng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
  • D. Nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là đấu tranh giai cấp.

Câu 19: Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3 - 1945) đã phát động cao trào

  • A. "Sắm vũ khí đuổi thù chung".
  • B. "Kháng Nhật cứu nước".
  • C. tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
  • D. sửa soạn khởi nghĩa.

Câu 20:Tại Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941), Nguyễn Ái Quốc đã xác định nhiệm vụ bức thiết của cách mạng Việt Nam là gì?

  • A. Giải phóng dân tộc.
  • B. Cách mạng ruộng đất.
  • C. Thành lập Mặt trận Việt Minh.
  • D. Phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 21: Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra trong khoảng thời gian từ

  • A. 14/8/1945 đến 2/9/1945.
  • B. 9/3/1945 đến 2/9/1945.
  • C. 9/3/1945 đến 13/8/1945.
  • D. 9/3/1945 đến 30/8/1945.

Câu 22: Điểm mới căn bản giữa Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

  • A. thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc.
  • B. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.
  • C. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
  • D. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.

Câu 23: Trong quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam, đến năm 1942 khắp các châu ở Cao Bằng đều có hội

  • A. Đồng minh.
  • B. Phản phong. 
  • C. Phản đế.
  • D. Cứu quốc. 

Câu 24: Khi về Việt Nam (đầu năm 1941), Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng vì đó là nơi có

  • A. hệ thống đường giao thông phát triển đồng bộ.
  • B. lực lượng dân quân tự vệ phát triển mạnh.
  • C. lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển.
  • D. các đội du kích địa phương hoạt động mạnh.

Câu 25: Sau khi về Việt Nam (đầu năm 1941), Nguyễn Ái Quốc đã chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng

  • A. trung tâm chi đạo kháng chiến.
  • B. sở chỉ huy các chiến dịch.                          
  • C. Khu giải phóng Việt Bắc.                                                             
  • D. căn cứ địa cách mạng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9

HỌC KỲ 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.